Kỹ thuật đo các chỉ số sinh tồn

I. MỤC ĐÍCH

Đánh giá được tổng trạng của người bệnh

Theo dõi được tình trạng và diễn biến của bệnh

Giúp bác sĩ trong chuẩn đoán và điều trị.

II. CHỈ ĐỊNH

Tất cả người bệnh nội trú, ngoại trú

III. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị người bệnh

– Cho người bệnh nghỉ ngơi 10 – 15 phút trước khi đo

– Đo 2 lần: Sáng và chiều, trừ trường hợp đặc biệt.

– Nếu nghi ngờ kết quả phải đo lại ngay.

2. Chuẩn bị dụng cụ

– Máy đo huyết áp, ống nghe, nhiệt kế.

– Dầu trơn, gòn alcool, gạc, găng sạch

– Đồng hồ có kim giây

– Bảng theo dõi

– Bút bi xanh, đỏ, thước

– Khăn lông nhỏ, sạch

– Gòn khô

– Bồn hạt đậu đựng dung dịch xà phòng có lót vải thưa

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

STT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1 Chào người bệnh – Báo trước cho người bệnh việc sắp làm
2 Soạn đầy đủ dụng cụ và mang đến giường bệnh
3 Nhận định đúng người bệnh
4 Giải thích, động viên để người bệnh phối hợp với điều dưỡng khi tiến hành thủ thuật
5

 

5.1

– Đếm mạch

Tại động mạch quay

Kê gối (nếu cần) dưới cẳng tay người bệnh, đặt 3 đầu ngón tay lên động mạch.

5.2

 

Đếm mạch trong 30 giây (nếu đều), 1 phút (nếu không đều)

Chú ý tính chất mạch: Tần số, cường độ, nhịp điệu, sức căng

5.3

 

Mạch ở mỏm tim:

Nghe tại vị trí mỏm tim. Đếm trong 1 phút. Ghi nhận sự bất thường của mạch bằng cách nghe tim và sờ mạch quay cùng lúc.

5.4 Dùng bút màu đỏ và kẻ bằng thước vào phiếu theo dõi
6

 

6.1

 

Đo nhiệt độ

Kiểm tra nhiệt kế và vẩy mực thủy ngân xuống dưới 35 độ C hoặc 95 độ F

Đo ở miệng:

Đặt nhiệt kế ở đáy lưỡi, phải hoặc trái, bảo người bệnh ngậm chặt môi khoảng 3-5 phút

6.2 Đo ở trực tràng:

Cho người bệnh nằm nghiêng 1 bên

Bôi dầu trơn phần đầu nhiệt kế (1/2)

Yêu cầu người bệnh thở sâu, đưa nhiệt kế vào hậu môn sâu 2-3 cm

Giữ nhiệt kế 3-5 phút.

6.3 Đo ở nách:

Lau nách bằng khăn sạch

Đặt nhiệt kế giữa hõm nách

Tay bắt chéo qua ngực để giữ nhiệt kế. Giữ nhiệt kế trong 5-10 phút.

6.4 Lấy nhiệt kế ra, lau sạch từ trên xuống, cầm ngang tầm mắt đọc kết quả. Đặt nhiệt kế vào bồn hạt đậu chứa dung dịch xà phòng và có lót miếng vải thưa.
6.5 Dùng bút màu xanh và kẻ bằng thước vào phiếu theo dõi
7

 

7.1

7.2

7.3

7.4

7.5

7.6

7.7

7.8

7.9

7.10

Đo huyết áp:

Đo ở cánh tay: (Chọn kích thước túi hơi phù hợp)

Bộc lộ vùng cánh tay

Sờ động mạch cánh tay và nếp gấp khuỷu tay.

Đặt phần giữa túi hơi ngay trên đường đi của động mạch cánh tay, cách nếp khuỷu tay 2,5-5 cm.

Cuộn dải băng nhẹ nhàng vừa chặt vào cánh tay rồi cố định lại.

Đặt ống nghe vào 2 tai và đặt mặt màn ống nghe lên trên động mạch cánh tay.

Bóp bóng hơi khí vào túi hơi cho đến khi tai không nghe thấy tiếng đập nữa, bơm thêm 30mmHg.

Mở van từ từ.

Lắng nghe tiếng đập đầu tiên – ghi nhận huyết áp tối đa và ghi nhận huyết áp tối thiểu khi ghe thiếng đập cuối cùng, hoặc thay đổi âm sắc.

Xả hết khí trong túi hơi ra.

Ghi kết quả dưới hình thức phân số (120/70mmHg). Hoặc dưới hình thức biểu đồ

8

8.1

8.2

 

Đếm tần số thở:

Người bệnh nằm tư thế thoải mái

Đặt tay điều dưỡng giống như bắt mạch và để tay người bệnh lên bụng.

Đếm tần số thở trong 1 phút.

8.3 Ghi kết quả vào cột nhịp thở phía bên dưới

V. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO

Ghi kết quả vào bảng theo dõi, phiếu bệnh nghiệm

Nếu kết quả bất thường báo cho bác sĩ

Ngày thực hiện

Tên người thực hiện

VI. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH NGƯỜI BỆNH

Hướng dẫn người bệnh và gia đình người bệnh nếu có bất thường về thân nhiệt phải báo cho nhân viên y tế.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *