Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng

CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1731/QĐ-BYT ngày 29 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Theo Thông tư 03/2022/TT-BYT, các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức y tế sẽ không còn phân theo hạng chức danh (hạng I, II, III, IV), các viên chức y tế chỉ cần học 1 lần trong quá trình thăng hạng sau này.

I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

Viên chức y tế và các cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng.

II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung

Cập nhật, bổ sung kiến thức chung về quản lý nhà nước và kỹ năng nghề nghiệp của Điều dưỡng, đáp ứng tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp của Điều dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Điều dưỡng.

2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành chương trình, học viên:

1) Phân tích và vận dụng một số kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước có liên quan, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng trong hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Điều dưỡng.

2) Cập nhật kiến thức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết, gắn với nhiệm vụ của Điều dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, đáp ứng nhiệm vụ được giao.

3) Nâng cao phẩm chất đạo đức cần thiết của Điều dưỡng, bảo đảm hoàn thành tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

III. KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH

1. Khối lượng kiến thức

Chương trình gồm 16 chuyên đề lý thuyết, thực tế và viết tiểu luận cuối khoá, được cấu trúc thành 2 phần:

– Phần I. Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung gồm 04 chuyên đề giảng dạy.

– Phần II. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp gồm 12 chuyên đề giảng dạy, thực tế và viết tiểu luận cuối khóa.

2. Thời gian bồi dưỡng: tổng số tiết học là 200 tiết. Trong đó:

– Lý thuyết: 80 tiết

– Thực hành, thực tế, tiểu luận cuối khóa: 116 tiết

– Kiểm tra: 4 tiết

IV. NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ

Chuyên đề 1: Đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

1. Khái quát về đặc điểm và tình hình công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

2. Đường lối của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

2.1. Quan điểm

2.2. Mục tiêu

2.3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

3. Những nội dung chủ yếu trong chính sách bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

3.1. Chính sách bảo hiểm y tế

3.2. Chính sách đối với các nhóm yếu thế trong xã hội

3.3. Chính sách xã hội hóa các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

3.4. Chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt ở những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn

3.5. Chính sách về y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân

3.6. Chính sách y tế dự phòng và dinh dưỡng

3.7. Chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số – kế hoạch hóa gia đình

4. Những thành tựu, hạn chế và bài học trong quá trình thực hiện chính sách bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

4.1. Thành tựu

4.2. Những tồn tại, hạn chế

4.3. Những bài học kinh nghiệm

Chuyên đề 2: Pháp luật hành nghề y và Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức điều dưỡng

1. Khái niệm, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của pháp luật hành nghề y

1.1. Khái niệm

1.2. Phạm vi điều chỉnh

1.3. Đối tượng áp dụng

2. Vai trò và đặc điểm của pháp luật hành nghề y

2.1. Vai trò

2.2. Đặc điểm

3. Nội dung cơ bản của pháp luật hành nghề y

3.1. Nguyên tắc quản lý hành nghề y

3.2. Chính sách của nhà nước về hành nghề y

3.3. Chủ thể, khách thể quản lý nhà nước về hành nghề y

3.4. Nội dung quản lý nhà nước về hành nghề y

4. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức điều dưỡng

4.1. Chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức điều dưỡng

4.2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp

4.3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

4.4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Chuyên đề 3: Chính phủ điện tử, Chính phủ số và Hệ thống thông tin y tế

1. Những vấn đề chung về Chính phủ điện tử, Chính phủ số

1.1. Khái niệm Chính phủ điện tử, Chính phủ số

1.2. Mục tiêu và lợi ích của Chính phủ điện tử, Chính phủ số

1.3. Chính phủ điện tử và Chính phủ số ở Việt Nam

2. Dịch vụ công trực tuyến

2.1. Những vấn đề chung về dịch vụ công trực tuyến

2.2. Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực y tế.

3. Hệ thống thông tin trong y tế

3.1. Mục tiêu và lợi ích của hệ thống thông tin y tế

3.2. Thực trạng hệ thống thông tin y tế

3.3. Hoàn thiện và sử dụng hệ thống thông tin y tế

Chuyên đề 4: Một số kỹ năng chung hỗ trợ phát triển nghề nghiệp viên chức Điều dưỡng

1. Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin

1.1. Đặc điểm, vai trò thu thập và xử lý thông tin

1.2. Kỹ năng thu thập thông tin

1.3. Kỹ năng xử lý thông tin

1.4. ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập và xử lý thông tin

2. Kỹ năng phối hợp trong công việc

2.1. Những vấn đề chung về phối hợp trong công việc

2.2. Kỹ năng xây dựng kế hoạch phối hợp

2.3. Kỹ năng chia sẻ thông tin trong phối hợp

2.4. Kỹ năng xử lí xung đột trong phối hợp

3. Kỹ năng tạo động lực làm việc

3.1. Động lực và tạo động lực làm việc

3.2. Một số lý thuyết cơ bản về tạo động lực làm việc

3.3. Phương pháp và công cụ tạo động lực cho viên chức điều dưỡng

3.4. Một số kỹ năng tạo động lực làm việc cho viên chức điều dưỡng

Chuyên đề 1: Nghiên cứu điều dưỡng và thực hành chăm sóc dựa vào bằng chứng

1. Khái niệm y học dựa vào bằng chứng

1.1. Khái niệm thực hành điều dưỡng dựa vào bằng chứng

1.2. Tầm quan trọng của thực hành điều dưỡng dựa vào bằng chứng

2. Các bước thực hành y học dựa vào bằng chứng

2.1. Đặt câu hỏi PICOT

2.2. Tìm kiếm, tổng hợp các bằng chứng

2.3. Đánh giá giá trị bằng chứng

2.4. ứng dụng vào thực hành điều dưỡng

2.5. Đánh giá việc ứng dụng

3. Phương pháp tìm kiếm, tổng hợp các bằng chứng

3.1. Tổng quan mô tả

3.2. Tổng quan hệ thống

4. Đánh giá giá trị bằng chứng

4.1. Đánh giá giá trị bằng chứng dựa trên thiết kế nghiên cứu

4.2. Bảng kiểm đánh giá bằng chứng

Chuyên đề 2: Công tác Đào tạo liên tục cho điều dưỡng

1. Kế hoạch đào tạo liên tục tại bệnh viện

1.1. Quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục ở bệnh viện.

1.2. Nội dung hoạt động đào tạo liên tục trong 1 năm.

1.3. Kế hoạch triển khai một khoá học.

2. Thực hiện kế hoạch đào tạo liên tục tại bệnh viện

2.1. Chuẩn bị nguồn lực

2.2. Tiến hành khoá đào tạo

2.3. Đánh giá người học

Chuyên đề 3: Giới thiệu về tài chính y tế và bảo hiểm y tế của Việt Nam

1. Tài chính y tế

1.1. Khái niệm về tài chính y tế

1.2. Thực trạng tài chính y tế, các nguồn tài chính y tế Việt Nam

1.3. Tự chủ về tài chính của các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế

1.4. Phân tích thực trạng tài chính y tế nước ta và một số giải pháp

1.5. Vai trò việc của Điều dưỡng trong quản lý tài chính tại cơ sở cung cấp dịch vụ y tế

2. Bảo hiểm y tế

2.1. Khái niệm bảo hiểm y tế

2.2. Nguyên lý căn bản và các loại hình bảo hiểm y tế của Việt Nam

2.3. Một số quy định của bảo hiểm y tế liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cơ sở cung cấp dịch vụ y tế

Chuyên đề 4: An toàn người bệnh

1. Tổng quan về an toàn người bệnh

1.1. Mở đầu

1.2. Các thuật ngữ

1.3. Vài nét về thực trạng sự cố y khoa

– Trên thế giới

– Sự cố y khoa tại Việt Nam

1.4. Tầm quan trọng của bảo đảm an toàn người bệnh trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

2. Phòng ngừa sự cố, sai sót y khoa

2.1. Phòng ngừa sự cố y khoa trong việc xác định người bệnh

2.2. Cải thiện thông tin trong nhóm chăm sóc.

2.3. Phòng ngừa sai sót trong sử dụng thuốc

2.4. Phòng ngừa sự cố y khoa trong phẫu thuật

2.5. Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện

2.6. Phòng ngừa sự cố y khoa trong chăm sóc và sử dụng trang thiết bị vật tư y tế

3. Báo cáo và ghi nhận sự cố y khoa

3.1. Nhận diện sự cố y khoa

3.2. Các hình thức báo cáo sự cố y khoa

3.3. Hệ thống báo cáo và ghi nhận sự cố y khoa

– Tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

– Sở Y tế

– Bộ Y tế

4. Phân tích, phản hồi và xử lý sự cố y khoa

4.1. Phân loại sự cố y khoa

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân gốc

4.3. Phản hồi về báo cáo, xử lý sự cố y khoa

5. Các văn bản pháp quy liên quan đến an toàn người bệnh

5.1. An toàn người bệnh trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

5.2. Nghị định số 102/2011/NĐ-CP về bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh.

5.3. Thông tư 43/2018/TT-BYT hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

5.4. Thông tư 19/2013/TT-BYT hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện

5.5. Tiêu chí về an toàn và sự hài lòng của người bệnh trong Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện.

5.6. Quy định về phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Chuyên đề 5: Các phương pháp tiếp cận cải tiến chất lượng bệnh viện theo hướng hội nhập (Tiêu chuẩn JCI, 5S, TQM)

1. Đại cương về quản lý chất lượng bệnh viện

1.1. Khái niệm chất lượng bệnh viện

1.2. Các nguyên tắc chất lượng

1.3. Các phương pháp chất lượng

2. Hướng dẫn công tác quản lý chất lượng bệnh viện

2.1. Các nhiệm vụ quản lý chất lượng

2.2. Hệ thống quản lý chất lượng trong bệnh viện

3. Đo lường chất lượng bệnh viện

3.1. Giới thiệu về đo lường chất lượng bệnh viện

3.2. Dữ liệu và đo lường chất lượng

3.3. Phương pháp đo lường

3.4. Công cụ đo lường

4. Cải tiến chất lượng bệnh viện

4.1. Tầm quan trọng của cải tiến chất lượng bệnh viện

4.2. Các phương pháp cải tiến chất lượng

4.2.1. Các chỉ số đo lường về cải tiến chất lượng

4.2.2. Các phương pháp cải tiến

4.3. Lập kế hoạch chiến lược và đề án cải tiến chất lượng bệnh viện

4.4. Vai trò của người điều dưỡng trong quản lý chất lượng bệnh viện

4.5. Tình hình hội nhập điều dưỡng hiện nay

Chuyên đề 6: Tổ chức Chăm sóc lấy người bệnh là trung tâm. Kỹ năng lập kế hoạch, đánh giá công tác chăm sóc người bệnh

1. Khái niệm chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm

2. Vai trò của điều dưỡng trong thực hiện chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm

3. Nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc điều dưỡng

3.1. Tiếp nhận, phân loại, sàng lọc và cấp cứu ban đầu:

– Tiếp nhận, phối hợp với bác sỹ trong phân loại, sàng lọc và cấp cứu người bệnh ban đầu;

– Tiếp nhận, hỗ trợ các thủ tục và sắp xếp người bệnh vào điều trị nội trú.

3.2. Nhận định lâm sàng:

– Khám, nhận định tình trạng sức khỏe hiện tại

– Xác định các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh;

– Xác định chẩn đoán điều dưỡng

– Phân cấp chăm sóc người bệnh

– Dự báo các yếu tố ảnh hưởng và sự cố y khoa có thể xảy ra

3.3. Xác định và thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng

– Chẩn đoán điều dưỡng, phân cấp chăm sóc, nguồn lực sẵn có, điều dưỡng xác định can thiệp chăm sóc đối với mỗi người bệnh;

– Xác định mục tiêu và kết quả can thiệp chăm sóc điều dưỡng

– Thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng

– Phối hợp với các chức danh chuyên môn khác theo mô hình chăm sóc được phân công

– Đáp ứng kịp thời với các tình huống khẩn cấp hoặc thay đổi tình trạng người bệnh.

– Tư vấn cho người bệnh

4. Đánh giá kết quả thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng

4.1. Đánh giá các đáp ứng của người bệnh và hiệu quả của các can thiệp chăm sóc điều dưỡng

4.2. Điều chỉnh kịp thời các can thiệp chăm sóc điều dưỡng dựa trên kết quả đánh giá

4.3. Trao đổi với các thành viên liên quan về các vấn đề ưu tiên, mục tiêu chăm sóc mong đợi và điều chỉnh các can thiệp chăm sóc điều dưỡng

4.4. Tham gia vào quá trình cải thiện nâng cao chất lượng can thiệp chăm sóc điều dưỡng dựa trên kết quả đánh giá.

Chuyên đề 7: Kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành chăm sóc người bệnh

1. Tổng quan

1.1. Dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện

1.2. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện

– Trên thế giới

– Nhiễm khuẩn bệnh viện tại Việt Nam

1.3. Tầm quan trọng của kiểm soát nhiễm khuẩn trong chăm sóc và điều trị

1.4. Thực trạng công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại Việt Nam

2. Gánh nặng của nhiễm khuẩn bệnh viện

2.1. Gánh nặng bệnh tật

2.2. Gánh nặng kinh tế

2.3. Gánh nặng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và hệ thống y tế

3. Vai trò của kiểm soát nhiễm khuẩn hệ với an toàn người bệnh

3.1. Các cấu phần của an toàn người bệnh

3.2. Ảnh hưởng của nhiễm khuẩn bệnh viện đến sức khỏe người bệnh

4. Vai trò của điều dưỡng trong kiểm soát nhiễm khuẩn

4.1. Nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện trong thực hành chăm sóc

4.2. Tuân thủ quy trình kỹ thuật bảo đảm kiểm soát nhiễm khuẩn

4.3. Truyền thông, giáo dục nội dung kiểm soát nhiễm khuẩn cho người bệnh, người nhà.

4.4. Phối hợp giữa điều dưỡng và bác sỹ trong điều trị

5. Phối hợp giữa các khoa phòng của bệnh viện trong kiểm soát nhiễm khuẩn

5.1. Vai trò trách nhiệm của các khoa, phòng của bệnh viện trong hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn.

5.2. Xây dựng kế hoạch, quy trình triển khai các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn

Chuyên đề 8: Lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá hoạt động truyền thông và tư vấn sức khỏe

1. Lập kế hoạch truyền thông, tư vấn sức khỏe

1.1. Xác định và phân tích vấn đề sức khỏe

1.2. Viết mục tiêu truyền thông, tư vấn sức khỏe

1.3. Chuẩn bị nội dung, phương pháp truyền thông, tư vấn sức khỏe

1.4. Phối hợp các nguồn lực để thực hiện

1.5. Lập kế hoạch hành động

2. Tổ chức thực hiện hoạt động truyền thông sức khỏe, tư vấn sức khỏe

2.1. Hoạt động truyền thông, giáo dục, tư vấn sức khỏe với cá nhân

2.2. Hoạt động truyền thông, giáo dục, tư vấn sức khỏe với nhóm

2.3. Hoạt động truyền thông, giáo dục, tư vấn sức khỏe với cộng đồng

3. Đánh giá hiệu quả buổi truyền thông và tư vấn sức khỏe

3.1. Xác định mục tiêu đánh giá

3.2. Xác định phạm vi đánh giá

3.3. Xác định các chỉ số đánh giá

3.4. Phương pháp đánh giá

Chuyên đề 9: Kiểm soát nguy cơ và phòng chống dịch trong thảm họa

1. Phương pháp đánh giá nguy cơ nhu cầu sức khỏe và nguy cơ dịch bệnh trong thảm họa

1.1. Khái niệm về đánh giá nhanh nhu cầu sức khỏe trong thảm họa

1.2. Phương pháp đánh giá nhanh nhu cầu sức khỏe trong thảm họa

2. Kế hoạch ứng phó với thảm họa và phòng chống dịch bệnh của cơ sở y tế

2.1. Khái niệm và quy trình xây dựng kế hoạch ứng phó với thảm họa

2.2. Xây dựng kế hoạch ứng phó với thảm họa và phòng chống dịch bệnh của cơ sở y tế

3. Thực hành

Học viên sẽ áp dụng những kiến thức lý thuyết về đánh giá nhanh nhu cầu sức khỏe để xây dựng kế hoạch đánh giá nhanh nhu cầu sức khỏe trong thảm họa, sử dụng kết quả đánh giá nhanh để xây dựng kế hoạch ứng phó với thảm họa và phòng chống dịch bệnh trong thảm họa.

Chuyên đề 10: Quản lý trang thiết bị, phương tiện chăm sóc tại cơ sở y tế

1. Yếu tố ảnh hưởng/tác động đến quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế (TTBYT) tại các cơ sở y tế

1.1. Yếu tố bên trong

1.1.1. Năng lực quản lý TTBYT & hạ tầng kỹ thuật của cơ sở y tế (mạng LAN…)

1.1.2. Năng lực sử dụng của cán bộ y tế

1.1.3. Khả năng tài chính của cơ sở y tế

1.2. Yếu tố bên ngoài

1.2.1. Nhu cầu và yêu cầu của người dân/người bệnh

1.2.2. Chính sách liên quan đến TTBYT, hạ tầng và quản lý

1.2.3. Khả năng phát triển của thị trường (Sản xuất, cung cấp, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng…)

1.2.4. Quảng cáo/tiếp thị

2. Phương thức huy động trang thiết bị cho chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế

2.1. Ưu và nhược điểm của phương thức đầu tư TTBYT

2.2. Ưu và nhược điểm của phương thức đặt TTBYT cho sử dụng tại cơ sở y tế

2.3. Ưu và nhược điểm của phương thức thuê TTBYT

2.4. Ưu và nhược điểm của phương thức thanh toán theo hoạt động (PAY PER ACT)

2.5. Ưu và nhược điểm của phương thức thanh toán theo xét nghiệm (PAY PER TEST)

Chuyên đề 11: Tổng quan về đạo đức và đạo đức trong thực hành điều dưỡng

1. Một số khung đạo đức y tế

1.1. Khung đạo đức y tế của Kass

1.1.1. Mục tiêu

1.1.2. Công cụ phân tích

1.1.3. Giá trị đạo đức

1.1.4. Giải quyết xung đột đạo đức

1.2. Khung đạo đức y tế của Nuffield

1.2.1. Mục tiêu

1.2.2. Công cụ phân tích

1.2.3. Giá trị đạo đức

1.2.4. Giải quyết xung đột đạo đức

2. Đạo đức trong thực hành điều dưỡng

2.1. Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng Việt Nam theo Quyết định số 20/QĐ-HĐD, ngày 10/09/2012 của Hội Điều dưỡng Việt Nam

2.2. Phẩm chất đạo đức

2.2.1. Ý thức trách nhiệm cao

2.2.2. Trung thực

2.2.3. Khẩn trương và tự tin

2.2.4. Yêu nghề

2.3. Quy tắc đạo đức

2.3.1. Khái niệm

2.3.2. Một số quy tắc

3. Đạo đức trong nghiên cứu điều dưỡng

3.1. Một số vấn đề đạo đức nghiên cứu trong quá trình thực hiện nghiên cứu

3.1.1. Đảm bảo tính công bằng

3.1.2. Đảm bảo tính riêng tư

3.1.3. Đảm bảo tính tự nguyện trên cơ sở được thông tin đầy đủ

3.1.4. Đảm bảo bí mật thông tin của đối tượng nghiên cứu

3.2. Các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu

3.2.1. Nghiên cứu trên nhóm đối tượng dễ bị tổn thương

3.2.1.1. Nhóm trẻ em

3.2.1.2. Nhóm phụ nữ có thai

3.2.1.3. Nhóm người cao tuổi

3.2.1.4. Nhóm bệnh nhân tâm thần

3.2.1.5. Nhóm bệnh nhân HIV/AIDS

3.2.1.6. Nhóm dân tộc thiểu số

3.2.1.7. Nhóm tù nhân

3.2.2. Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học

3.2.2.1. Nhiệm vụ

3.2.2.2. Quyền hạn

3.2.2.3. Quá trình xét duyệt đạo đức

Chuyên đề 12: Văn hóa ứng xử trong thực hành chăm sóc sức khỏe và tiếp cận cộng đồng

1. Văn hóa ứng xử tại các cơ sở y tế

1.1. Tình hình thực hiện văn hóa ứng xử tại các cơ sở y tế

1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện văn hóa ứng xử tại các cơ sở y tế

2. Quan hệ giữa điều dưỡng viên với khách hàng/ người bệnh, cộng đồng

2.1. Các mô hình về mối quan hệ của điều dưỡng viên với khách hàng/ người bệnh và cộng đồng

2.2. Kỹ năng giao tiếp cộng đồng

3. Thực hành ứng xử với khách hàng/người bệnh, cộng đồng: Thực hành xử lý một số tình huống phản ứng quá mức từ khách hàng/người bệnh và xử lý tình huống trong tiếp cận cộng đồng (các tình huống phù hợp với đối tượng là cử nhân điều dưỡng làm việc trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe).

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *