Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Dược

CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP DƯỢC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1734/QĐ-BYT ngày 29 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Theo Thông tư 03/2022/TT-BYT, các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức y tế sẽ không còn phân theo hạng chức danh (hạng I, II, III, IV), các viên chức y tế chỉ cần học 1 lần trong quá trình thăng hạng sau này.

I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

Viên chức y tế và các cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Dược.

II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung

Trang bị kiến thức chung về quản lý nhà nước, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Dược sỹ góp phần vào hoạt động chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành chương trình, học viên:

1) Phân tích được một số nội dung cơ bản về quản lý nhà nước áp dụng trong lĩnh vực dược.

2) Bồi dưỡng kiến thức và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ gắn với chức trách nhiệm vụ của Dược sỹ theo yêu cầu của vị trí việc làm, đáp ứng công việc được giao.

3) Vận dụng một số kỹ năng mềm cần thiết trong thực hành nghề nghiệp dược.

III. KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH

1. Khối lượng kiến thức

Chương trình gồm 12 chuyên đề lý thuyết, thực tế và viết tiểu luận, được cấu trúc thành 2 phần:

– Phần I. Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung gồm 05 chuyên đề giảng dạy.

– Phần II. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp gồm 07 chuyên đề giảng dạy, thực tế và viết tiểu luận cuối khóa.

2. Thời gian bồi dưỡng: tổng số tiết học là 200 tiết. Trong đó:

+ Lý thuyết: 80 tiết

+ Thực hành, thực tế, viết tiểu luận cuối khóa: 116 tiết

+ Kiểm tra: 4 tiết

IV. NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ

Chuyên đề 1: Đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển y tế

1. Những vấn đề cơ bản về phát triển y tế Việt Nam

1.1. Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế công và tư

1.2. Vai trò của y tế tư nhân

1.3. Chất lượng nhân lực ngành y tế

1.4. Hệ thống bảo hiểm y tế toàn dân

2. Chủ trương của Đảng về phát triển y tế Việt Nam

2.1. Chủ trương về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân

2.2. Chủ trương về đầu tư, huy động nguồn lực cho y tế; các cơ chế, chính sách để phát triển y tế

2.3. Chủ trương về xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả, gần dân

2.4. Chủ trương về phát triển y tế tư nhân, cung cấp dịch vụ y tế công cơ bản

2.5. Chủ trương về xây dựng đội ngũ nhân lực y tế

2.6. Chủ trương về bảo hiểm y tế toàn dân

3. Chính sách và giải pháp phát triển y tế Việt Nam

3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội và của toàn xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân

3.2. Nâng cao sức khỏe nhân dân

3.3. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở

3.4. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

3.5. Đẩy mạnh phát triển ngành Dược và thiết bị y tế

3.6. Phát triển nhân lực và khoa học – công nghệ y tế

3.7. Đổi mới hệ thống quản lý và cung cấp dịch vụ y tế

3.8. Xây dựng cơ chế tự chủ, đổi mới mạnh mẽ tài chính y tế

3.9. Chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế

4. Những thành tựu, hạn chế và bài học trong quá trình thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách của nhà nước về phát triển y tế

4.1. Thành tựu

4.2. Hạn chế

4.3. Bài học kinh nghiệm

 

Chuyên đề 2: Pháp luật và thực hiện pháp luật trong nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Một số vấn đề cơ bản về pháp luật xã hội chủ nghĩa

1.1. Khái niệm và bản chất hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa

1.1.1. Khái niệm

1.1.2. Bản chất

1.2. Cấu trúc của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa

1.2.1. Quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật

1.2.2. Hệ thống các ngành luật

2. Pháp luật hành nghề y dược Việt Nam

2.1. Khái niệm, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của pháp luật hành nghề y dược

2.2. Vai trò và đặc điểm của pháp luật hành nghề y dược

2.3. Cập nhật và thực hiện pháp luật trong lĩnh vực y tế

 

Chuyên đề 3: Quản lý nhà nước về dược

1. Chính sách của nhà nước về dược

2. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ quản lý nhà nước về dược

2.1. Bản chất của quản lý nhà nước.

2.2. Quản lý nhà nước về dược trong cơ chế thị trường định hướng XHCN;

2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về dược;

2.4. Nội dung quản lý nhà nước về dược;

4. Quản lý nhà nước về các cơ sở kinh doanh dược

5. Quản lý nhà nước về giá thuốc

5.1. Nguyên tắc quản lý nhà nước về giá thuốc

5.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giá thuốc

6. Thách thức trong quản lý nhà nước về dược

 

Chuyên đề 4: Chính phủ điện tử, Chính phủ số và Hệ thống thông tin cơ sở y tế

1. Những vấn đề chung về Chính phủ điện tử, Chính phủ số

1.1. Khái niệm Chính phủ điện tử, Chính phủ số

1.2. Mục tiêu và lợi ích của Chính phủ điện tử, Chính phủ số

1.3. Chính phủ điện tử và Chính phủ số ở Việt Nam

2. Dịch vụ công trực tuyến

2.1. Những vấn đề chung về dịch vụ công trực tuyến

2.2. Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực y tế.

3. Hệ thống thông tin cơ sở y tế

3.1. Mục tiêu và lợi ích của hệ thống thông tin cơ sở y tế

3.2. Thực trạng hệ thống thông tin cơ sở y tế

3.3. Hoàn thiện và sử dụng hệ thống thông tin cơ sở y tế

 

Chuyên đề 5: Một số kỹ năng cần thiết trong hoạt động nghề nghiệp của dược sỹ

1. Kỹ năng giao tiếp

1.1. Đại cương về kỹ năng giao tiếp

1.2. Các bước giao tiếp hiệu quả

1.3. Giao tiếp trong tình huống đặc biệt

1.4. Văn hóa ứng xử trong y tế và trong thực hành dược

2. Kỹ năng soạn thảo văn bản

2.1. Khái niệm văn bản

2.2. Phân loại văn bản

2.3. Yêu cầu về kỹ thuật soạn thảo văn bản

3. Kỹ năng làm việc nhóm

3.1. Khái niệm, ý nghĩa của làm việc nhóm

3.2. Kỹ năng xây dựng nhóm

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến làm việc nhóm hiệu quả

3.4. Các kỹ năng cần có để làm việc nhóm hiệu quả

Chuyên đề 1: Viên chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược sỹ và đạo đức nghề nghiệp

1. Khái niệm viên chức và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của dược sỹ

1.1. Khái niệm hoạt động nghề nghiệp và chức danh nghề nghiệp của viên chức

– Cơ sở pháp lý

– Khái niệm

1.2. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của dược sỹ hạng III

1.3. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của dược sỹ hạng II

1.4. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của dược sỹ hạng I

2. Đạo đức nghề nghiệp và tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của dược sỹ

2.1. Những vấn đề cơ bản về đạo đức nghề nghiệp

2.2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của dược sĩ

3. Văn hóa ứng xử của cán bộ y tế

3.1. Ứng xử của công chức, viên chức y tế trong thực hiện công vụ, nhiệm vụ được giao

3.2. Ứng xử của công chức, viên chức y tế đối với đồng nghiệp

3.3. Ứng xử của công chức, viên chức y tế đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân

3.4. Ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

3.5. Ứng xử của lãnh đạo, quản lý cơ sở y tế

 

Chuyên đề 2: Giới thiệu, cập nhật hệ thống ngành dược và hệ thống văn bản pháp qui trong lĩnh vực dược

1. Giới thiệu hệ thống ngành dược

1.1. Hệ thống ngành y tế

1.2. Hệ thống ngành dược

2. Giới thiệu và cập nhật các văn bản pháp qui trong lĩnh vực dược

2.1. Hệ thống văn bản pháp quy trong ngành dược

2.2. Cập nhật văn bản pháp quy trong lĩnh vực dược

 

Chuyên đề 3: Xây dựng đề cương đề tài nghiên cứu khoa học

1. Tổng quan tài liệu và xác định vấn đề nghiên cứu

1.1. Tổng quan tài liệu

1.2. Xác định và lựa chọn vấn đề ưu tiên nghiên cứu

1.3. Phân tích vấn đề

2. Xác định mục tiêu và mục đích nghiên cứu

2.1. Cách thức xác định mục tiêu và mục đích nghiên cứu

2.2. Kỹ năng viết mục tiêu nghiên cứu

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Xác định các biến số nghiên cứu

3.2. Thiết kế nghiên cứu (mô tả, phân tích, can thiệp)

3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu

3.4. Mẫu nghiên cứu (cỡ mẫu và chọn mẫu)

3.5. Lập kế hoạch thu thập số liệu

3.6. Xử lý và phân tích số liệu

3.7. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu dược

3.8. Nghiên cứu thử, nghiên cứu quy mô pilot

4. Xây dựng đề cương nghiên cứu

5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện nghiên cứu

6. Cách viết báo cáo kết quả nghiên cứu

 

Chuyên đề 4: Xây dựng đề án, dự án đánh giá và cải thiện hiệu quả công tác dược

1. Xây dựng đề án

1.1. Lý do lựa chọn đề án

1.2. Mục tiêu của đề án

1.3. Nhiệm vụ của đề án

1.4. Giới hạn của đề án (phạm vi đối tượng, không gian, thời gian)

1.5. Căn cứ xây dựng đề án

1.6. Nội dung cơ bản của đề án

1.7. Tổ chức thực hiện đề án

1.8. Dự kiến hiệu quả của đề án

2. Xây dựng dự án

2.1. Phân tích tính cấp thiết của việc xây dựng dự án

2.2. Phân tích vấn đề

2.3. Phân tích các bên có liên quan

2.4. Xây dựng mục tiêu

2.5. Xác định các kết quả mong đợi, các hoạt động đầu ra của dự án

2.6. Lập kế hoạch hoạt động của dự án

2.7. Lập khung logic của dự án

 

Chuyên đề 5: Đảm bảo cung ứng thuốc trong bệnh viện

1. Đại cương cung ứng thuốc

1.1. Khái niệm

1.2. Quy trình cung ứng thuốc

2. Lập dự trù mua thuốc

2.1. Khái niệm

2.2. Căn cứ lập dự trù

2.3. Quy trình lập dự trù

2.4. Bảng dự trù thuốc

3. Mua thuốc

3.1. Quy trình mua thuốc

3.2. Đặt hàng

3.3. Kiểm nhập

3.4. Sổ sách lưu trữ

4. Bảo quản, tồn kho

4.1. Quy định bảo quản thuốc

4.2. Quy trình bảo quản

4.3. Điều kiện bảo quản

4.4. Sổ ghi chép theo dõi điều kiện bảo quản

5. Cấp phát thuốc

5.1. Quy định cấp phát thuốc nội trú, ngoại trú

5.2. Thống kê số lượng xuất kho

 

Chuyên đề 6: Quản lý sử dụng thuốc và sai sót trong sử dụng thuốc tại bệnh viện

1. Sử dụng thuốc hợp lý

1.1. Khái niệm

1.2. Hậu quả của sử dụng thuốc không hợp lý

2. Giám sát kê đơn

2.1. Phân tích đơn thuốc

2.2. Chỉ số giám sát

3. Phát hiện sai sót trong sử dụng thuốc

3.1. Khái niệm

3.2. Phân loại

3.3. Các yếu tố liên quan

4. Các tình huống sai sót và nguyên nhân dẫn đến sai sót

4.1. Sai sót liên quan đến kê đơn

4.2. Sai sót trong quá trình cấp phát

4.3. Sai sót trong sử dụng

5. Giám sát các yếu tố có khả năng gây sai sót

5.1. Cơ chế, tổ chức quản lý

5.2. Môi trường làm việc

5.3. Cán bộ y tế

5.4. Bệnh nhân

6. Quản lý các sai sót trong sử dụng

6.1. Sai sót trong kê đơn

6.2. Sai sót trong sao chép đơn thuốc

6.3. Sai sót trong cấp phát

6.4. Sai sót trong dùng thuốc

7. Giải pháp khắc phục sai sót

7.1. Giải pháp hệ thống

7.2. Giải pháp cho các đối tượng liên quan

8. Một số phương pháp đánh giá sử dụng thuốc trong bệnh viện

8.1. Phương pháp phân tích ABC/VEN

8.2. Phương pháp phân tích nhóm điều trị

8.3. Phương pháp phân tích liều DDD

8.4. Phương pháp DUE

8.5. Phương pháp phân tích kinh tế dược (CE, CA)

9. Thực hành phân tích sử dụng thuốc tại 1 bệnh viện

 

Chuyên đề 7: Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại (ADR) của thuốc tại bệnh viện

1. Thông tin thuốc

1.1. Khái niệm

1.2. Quy trình thông tin thuốc

1.3. Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại bệnh viện

2. Theo dõi phản ứng có hại (ADR) của thuốc

2.1. Khái niệm

2.2. Quy trình theo dõi phản ứng có hại (ADR) của thuốc

2.3. Hướng dẫn báo cáo ADR của thuốc tại bệnh viện

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *