Nội dung bài viết
I. Mục đích
– Đảm bảo an toàn cho người bệnh sau mổ
– Tránh nhiễm trùng và lây chéo trong bệnh viện
– Tạo sự thoải mái cho người bệnh
II.Chỉ định
– Người bệnh có vết thương đặt ống dẫn lưu
– Thực hiện theo y lệnh của bác sĩ
III. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị người bệnh
– Giải thích cho người bệnh biết mục đích công việc mình sắp tiến hành để người bệnh yên tâm và phối hợp (nếu người bệnh tỉnh)
– Đặt tư thế người bệnh thuận tiện cho công việc thay băng
2. Chuẩn bị dụng cụ
Dụng cụ vô khuẩn
Bộ thay băng chuẩn hoặc mâm vô khuẩn có chứa:
- Kềm kelly (1 hoặc 2 cây)
- 1 kéo (vết thương có đặt dẫn lưu)
- Chén chung đựng dung dịch rửa vết thương (nước muối sinh lý)
- Chén chung đựng dung dịch sát trùng da
- Gòn viên
- Gòn bao
- Gạc
- Ống nghiệm (Khi có chỉ định cấy mủ)
- Ống tiêm
- Bồn hạt đậu vô trùng
- Dây câu nối và túi chứa
Các dụng cụ khác
- Găng tay sạch
- Kềm sạch
- Tấm lót
- Bồn hạt đậu sạch
- Bao rác y tế và rác sinh hoạt
- Băng keo
- Băng cuộn (nếu cần)
- Kéo cắt băng (nếu cần)
- Chậu đựng dung dịch khử khuẩn.
IV. Các bước tiến hành
STT | THAY BĂNG VẾT THƯƠNG CÓ ĐẶT DẪN LƯU |
1 | Chào người bệnh |
2 | Báo và giải thích cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh biết việc sắp làm |
3 | Quan sát vết thương |
4 | Mang khẩu trang, rửa tay |
5 | Soạn đầy đủ dụng cụ |
6 | Chuẩn bị tư thế người bệnh thích hợp Bộc lọ vùng vết thương (người bệnh được kín đáo và thoải mái) |
7 | Đặt giấy lót dưới vết thương, để dụng cụ, vật dụng chứa gòn dơ nơi thuận tiện |
8 | Treo túi chứa mới |
9 | Sát khuẩn tay nhanh |
10 | Tháo băng dơ bằng kềm sạch (hoặc bằng găng sạch) Tháo găng dơ, rửa tay |
11 | Mang găng tay sạch mới |
12 | Mở mâm dụng cụ vô khuẩn đúng cách |
13 | Lấy kềm vô khuẩn an toàn Cắt gạc, sắp xếp lại dụng cụ trong mâm |
14 | Rửa vết thương đúng cách |
15 | Rửa vùng da từ chân dẫn lưu rộng ra 5 cm |
16 | Rửa sạch thân ống dẫn lưu (từ chân ống ra 5 cm) |
17 | Lau khô |
18 | Sát trùng |
19 | Đặt băng, cố định băng |
20 | Báo cho người bệnh biết việc đã xong, giúp người bệnh tiện nghi |
21 | Dọn dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ |
V. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo
– Ghi vào phiếu chăm sóc: Ngày, giờ thay băng, tình trạng vết thương và cách xử lý, tên điều dưỡng thực hiện.
– Báo cáo bác sĩ diễn biến bất thường và quá trình lành vết thương
VI. Hướng dẫn người bệnh và gia đình
– Nhắc nhở người bệnh chú ý khi xoay trở để tránh tuột dẫn lưu
– Những dẫn lưu để lâu như dẫn lưu Kehr,… thì nhắc nhở người bệnh chú ý khi vận động đi lại,…
– Hướng dẫn người bệnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện (nếu tỉnh) phù hợp với sức khỏe.
VII. An toàn cho người bệnh
– Theo dõi sát ống dẫn lưu của người bệnh, đặc biệt trong 24 giờ đầu để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, báo cáo bác sĩ xử lý kịp thời.
– Chai dẫn lưu luôn để thấp hơn điểm dẫn lưu.
– Dướng dẫn cho người bệnh và người nhà không tự ý tháo chai dẫn lưu để đổ dịch.
– Thay băng dẫn hàng ngày hoặc vài ngày một lần tùy theo tình trạng chân dẫn lưu.