Chăm sóc người bệnh ngộ độc thức ăn

I. Mục đích

  • Loại bỏ nhanh các thức ăn bị nhiễm độc ra ngoài cơ thể
  • Tránh cho người bệnh những ảnh hưởng của chất độc gây ra
  • Bù dịch nước và điện giải cho người bệnh.

II. Chuẩn bị

1. Người bệnh:

  • Nằm nghiêng bên trái, đầu thấp
  • Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh để hợp tác.

2. Người thực hiện:

Bác sĩ, Y tá-điều dưỡng trang phục y tế đầy đủ.

3. Nơi thực hiện:

  • Tại giường bệnh.

4. Dụng cụ:

  • Bông ngoáy họng gây nôn, các dụng cụ lấy bệnh phẩm xét nghiệm độc chất và vi khuẩn trong chất nôn và phân.
  • Bộ rửa dạ dày gồm: thông rửa cỡ lớn 36-40Fr (người lớn), 26-30 Fr (trẻ con)
  • Dịch rửa dạ dày đẳng trươngNaCl 9%0
  • Than hoạt 20g- 2 gói, sorbitol (dùng sau khi cho than hoạt)
  • Sirô Ipeca 30ml Oresol 2 gói X 50g Bicarbonat 1,4%
  • Nhiệt kế, máy đo huyết áp, ống nghe.
  • Than hoạt.

III. Các bước tiến hành

1. Đo nhiệt độ, lấy mạch, đo huyết áp, ghi vào phiếu theo dõi và nhận xét, 30 phút hay 1 giờ một lần.

2. Nếu người bệnh tỉnh, nôn được ra hầu hết thức ăn, không sốt, mạch, huyết áp bình thường thì ủ ấm, hỗ trợ chăm sóc và theo dõi.

3. Nếu người bệnh có mạch nhanh >100 lần /phút hay truy mạch, hạ huyết áp (<90mmHg), có các dấu hiệu nặng (nôn mửa, tiêu chảy nhiều lần):

  • Truyền dung dịch đẳng trương NaCl 9%0 500ml nhỏ giọt tĩnh mạch 60 giọt/phút
  • Uống nước Oresol (1 gói Oresol pha vào 1 lít nước sạch) uống liên tục nếu có tiêu chảy.

4. Nếu biết chắc chắn thức ăn có nhiễm chất độc nguy hiểm (thuốc chuột, hoá chất độc, nấm độc….):

  • Gây nôn bằng uống sirô ipeca 30ml hay kích thích họng
  • Rửa dạ dày 3-5 lít nước sạch có pha 5g muối trong một lít nước sạch, lấy 200ml dịch đưa đi xét nghiệm độc chất.
  • Uống than hoạt 30g cùng với 30g sorbitol hay magiê

5. Nếu người bệnh đau bụng đi ngoài có máu, sốt:

  • Đo nhiệt độ 3 giờ/lần, cấy phân, cấy thức ăn ô nhiễm
  • Báo bác sĩ để điều trị.

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

  • Theo dõi mạch, nhiệt độ, đo huyết áp, số lượng phân, lượng chất nôn và lượng nước tiểu 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ……
  • Tình trạng người bệnh: mệt, đau bụng, nôn, đi ngoài, sốt, thông báo cho bác sĩ biết.
  • Lấy các xét nghiệm, đưa mẫu bệnh phẩm tìm độc chất, vi khuẩn.
  • Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

  • Người bệnh bị ngộ độc cấp thức ăn có thể do thức ăn không được nấu chín, không được làm sạch và để sạch trong quá trình nấu, vì thế cần hướng dẫn cho người bệnh: nên ăn uống sạch và chín, tránh không để thức ăn bị nhiễm bẩn và nhiễm độc.
  • Nếu bị ngộ độc thức ăn nên đến bệnh viện hay gọi điện cho trung tâm chống độc để được chỉ dẫn.
  • Luôn điều tra kĩ khả năng tự đầu độc hay bị đầu độc (As, photphua kẽm…)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *