Nội dung bài viết
I. Mục đích
- Giảm sốt cho người bệnh một cách an toàn.
- Tránh được các tai biến: co giật, sặc, cắn phải lưỡi.
- Phát hiện sớm các biến chứng: truy mạch, mất nước hôn mê do tăng thân nhiệt.
II. Chuẩn bị
1. Người bệnh:
- Giải thích động viên hướng dẫn người bệnh để họ yên tâm, tin tưởng vào thao tác của người điều dưỡng.
- Để người bệnh ở tư thế thoải mái, nằm nơi thoáng mát (không đắp chăn cho người bệnh mặc dù người bệnh có cảm giác rét).
2. Người thực hiện:
- Y tá điều dưỡng phải đầy đủ trang phục y tế.
- Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ.
- Phải đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn trong khi thực hiện chăm sóc người bệnh.
3. Nơi thực hiện:
Tại giường bệnh.
4. Dụng cụ:
- Nhiệt kế
- Gạc sạch, khăn mặt.
- Túi chườm, vải bọc túi
- Chèn lưỡi.
- Cồn 90°
- Đá chườm đập nhỏ.
- Xô nhựa 3-5 lít.
- Khay men chữ nhật 2 chiếc.
- Khay quả đậu 1 chiếc.
- Ca uống nước.
- Thuốc hạ sốt theo chỉ định.
- Bút ghi, phiếu theo dõi.
* Tất cả dụng cụ được xếp vào xe đẩy.
III. Các bước tiến hành
1. Phát hiện sốt:
- Đo nhiệt độ cho người bệnh ở miệng hoặc hậu môn.
- Khi lấy nhiệt kế ra phải sát khuẩn.
- Ghi kết quả vào bảng theo dõi.
2. Hạ sót:
a- Người bệnh sốt từ 38 – 39°C:
- Để người bệnh nằm nghỉ thoải mái thoáng mát, nới rộng quần áo, bỏ vải đắp.
- Lấy khăn mặt nhúng nước lạnh đắp lên trán, hố nách, vùng bẹn, vùng gáy… hoặc lau người bằng khăn ướt có thể pha cồn rổi để nước và cồn tự bốc hơi (lau mát).
- Theo dõi nhiệt độ người bệnh 1 giờ/lần ghi vào bảng theo dõi.
b- Người bệnh sốt > 39°c trở lên:
- Để người bệnh nằm nơi thoáng mát bỏ vải đắp, nới rộng quần áo, đầu thấp nghiên 1 bên.
- Cho đá đã đập vào túi chườm, lau khô túi chưòm cho vào vải bọc.
- Đặt túi chườm lên vùng có động mạch lớn đi qua (hố nách, vùng bẹn, vùng cổ…)
- Khoảng 10-15 phút sau thay đổi vùng chườm.
- Đo nhiệt độ 30 phút/lần ghi bảng theo dõi.
- Khi nhiệt độ hạ tới gần bình thường 37 – 37,5°C thì thôi chườm.
- Theo dõi tình trạng mất nước,
c- Người bệnh sốt cao có mê sảng:
- Để người bệnh nằm giường có thành chắn, đầu thấp.
- Đặt canun chèn lưỡi.
- Chườm lạnh cho người bệnh.
- Dùng thuốc theo chỉ định.
- Lấy nhiệt độ 15 phút – 30 phút/lần.
- Điều dưỡng luôn có mặt bên cạnh người bệnh để xử lí và phát hiện các biến chứng khác.
3. Dinh dưỡng:
Bảo đảm nuôi dưỡng đầy đủ calo, đặt biệt là sốt do nhiễm khuẩn (45-50 Kcal/kg).
4. Vệ sinh:
- Vệ sinh thân thể.
- Chăm sóc các vết thương nhiễm khuẩn. Thay băng khi thấy băng ngoài cùng thấm mủ. Rửa vết thương, vết mổ.
IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo
- Ghi toàn bộ những công việc đã thực hiện đối với người bệnh và các chỉ số sinh tồn.
- Nếu có co giật, hôn mê, truy mạch, rối loạn nhịp thở phải báo cáo ngay.
- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.
V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình
- Sự có mặt của y tá – điều dưỡng rất cần thiết cho người bệnh khi sốt cao mê sảng
- Động viên an ủi người bệnh để họ yên tâm, dặn dò người nhà người bệnh không được cho người bệnh uống thuốc hạ nhiệt khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Hướng dẫn người bệnh và người nhà cách chăm sóc nuôi dưỡng.
- Giáo dục cho người bệnh và người nhà cách phòng chống lây nhiễm nếu có bệnh truyền nhiễm.