Chăm sóc người bệnh bạch cầu cấp

I. Mục đích

  • Phòng chống chảy máu
  • Phòng chống nhiễm khuẩn
  • Nuôi dưỡng người bệnh đầy đủ
  • Đảm bảo sinh hoạt bình thường của người bệnh. Giúp người bệnh chịu đựng tâm trạng tuyệt vọng.
  • Theo dõi các tác dụng phụ của việc điều trị bằng: corticoid, các hoá chất, truyền máu, tia xạ, ghép tuỷ.

II. Chuẩn bị

1. Người bệnh:

  • Giải thích cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh biết việc mình sắp làm để họ yên tâm.
  • Nếu người bệnh nặng cần có người phụ giúp.

2. Người thực hiện:

  • Y tá – điều dưỡng phải đầy đủ trang phục y tế.
  • Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ.
  • Phải đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn trong khi thực hiện chăm sóc người bệnh.

3. Nơi thực hiện:

Tại giường bệnh.

III. Các bước tiến hành

1. Chăm sóc cơ bản:

  • Giúp người bệnh chịu đựng tâm trạng tuyệt vọng: động viên, an ủi người bệnh để người bệnh hiểu được bệnh của họ, tránh các tình huống gây chấn thương và nhiễm khuẩn. Động viên người bệnh hợp tác điều trị bệnh.
  • Phòng chống chảy máu:
    + Khi có chảy máu dưới da là tiểu cầu đã giảm nặng (có thể dưới 20.000/mm3), tránh đứt tay, tiêm, tránh uống những thuốc dễ gây chảy máu dạ dày.
    + Truyền máu, tiểu cầu

    + Nếu có chảy máu cam, chảy máu lợi, xuất huyết tiêu hoá, ho ra máu, tiểu ra máu phải báo cho bác sĩ biết ngay.
  • Phòng chống nhiễm khuẩn, đặc biệt khi bạch cầu < 1000/mm3 thì nguy cơ nhiễm khuẩn rất lớn.
  • Theo dỗi nhiệt độ, rét run Theo dõi khớp, da
  • Khi tiêm truyền phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối (mũ, khẩu trang, găng vô khuẩn, thay kim sau 2 ngày)
  • Vệ sinh mắt: lau bằng nước muối sinh lí, nhỏ mắt bằng chloramphenicol 0,4%.
  • Vệ sinh da cho người bệnh: lau bằng nước muối loãng, ấm, khăn mềm tránh làm xước da người bệnh vì nguy cơ chảy máu và nhiễm khuẩn.
  • Theo dõi miệng, lợi xem có loét họng miệng hay không? Xúc miệng 2 lần/ngày bằng nước muối sinh lí hoặc o xy già.
  • Không lấy nhiệt độ tại hậu môn, không thông tiểu hay thụt tháo khi không thật cần thiết.

2. Đảm bảo sinh hoạt bình thường:

  • Giữ buồng bệnh yên tĩnh, thoải mái
  • Nâng, đỡ người bệnh khi nằm và ngồi, có gối mềm gối đầu và kê lưng
  • Nhẹ nhàng khi di chuyển hoặc thay đổi tư thế người bệnh
  • Dùng hoá chất gây rụng tóc, cần động viên người bệnh dùng tóc giả.

3. Theo dõi người bệnh:

  • Các dấu hiệu sinh tồn: ý thức, thở, mạch, huyết áp, nhiệt độ

*** Theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh:

  • Chảy máu: chảy máu mũi, lọi, dưới da, tiêu hoá, tiểu máu, đặc biệt là chảy máu não – màng não.
  • Dấu hiệu nhiễm khuẩn và đề phòng nhiễm khuẩn: nhiệt độ, rét run, mạch nhanh, loét miệng họng, nước tiểu,… (người bệnh dùng corticoid có thể không sốt).
  • Xét nghiệm: huyết đồ
  • Theo dõi chật chẽ việc dùng hoá chất chống ung thư và tia xạ, kịp thời phát hiện tác dụng phụ của hoá chất và tia xạ.
  • Có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho bác sĩ biết.

4. Thực hiện thuốc theo y lệnh:

  • Thuốc uống, thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp (hạn chế tiêm)
  • Truyền máu, tiểu cầu, trước khi truyền máu phải làm đầy đủ các xét nghiệm liên quan đến truyền máu. Theo dõi chặt người bệnh trong và sau truyền máu.
  • Nếu sốt cao thì dùng paracetamol, không dùng

5. Đảm bảo nuôi dưỡng người bệnh đầy đủ:

  • Cho người bênh ăn nhiều bữa, đảm bảo calo: 2000 Kcalo/ngày, nhiều protein và vitamin: thịt, cá, lòng đỏ trứng. Thức ăn nấu nhừ, nhiều sợi tơ, nghiền nhỏ, loãng, dễ tiêu.
  • Không dùng các chất kích thích (rượu, bia) và gia vị (ớt, tỏi, hạt tiêu,…). Người bệnh dùng hoá chất làm vỡ nhân tế bào, giải phóng nhiều acid uric, dễ gây sỏi thận do lắng đọng tại thận: cho người bệnh uống nhiều nước và allopurinol theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cân người bệnh ít nhất 2 lần/tuần.

6. Giúp người bệnh vệ sinh và chống loét, chống nhiễm khuẩn, chống tổn thương da và niêm mạc

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

  • Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh hàng ngày, lập bảng theo dõi
  • Ghi chép tình trạng người bệnh:
    + Các dấu hiệu sinh tổn: ý thức, mạch, thở, huyết áp, nhiệt độ 3 giờ/lần
    + Tình trạng chảy máu: dưới da, tiêu hoá, tiết niệu,…
    + Tình trạng nhiễm khuẩn
  • Kịp thời báo bác sĩ nếu có dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm bất thường.
  • Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo và kí tên.

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

  • Giải thích về tình trạng bệnh và tiên lượng của bệnh với gia đình để người bệnh có chế độ nghỉ ngơi nhiều, chịu đựng điều trị hoá chất và tia xạ.
  • Cung cấp những thông tin thật sự cần thiết liên quan tới diễn biến và tiên lượng cho gia đình người bệnh.
  • Chế độ ăn uống đúng, nhiều protein, vitamin.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *