Nội dung bài viết [Ẩn]
I. Mục đích
- Tránh biến chứng giảm thị lực, viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào cho người bệnh.
- Tránh bội nhiễm.
- Rút ngắn thời gian điều trị.
- Giảm đau, hạn chế, ngăn ngừa di chứng đau sau Zona.
II. Chuẩn bị
1. Người bệnh:
Nằm trên giường bệnh
2. Người thực hiện:
Y tá – điều dưỡng: mặc áo choàng, đội mũ khẩu trang và mang găng vô khuẩn.
3. Nơi thực hiện:
Tại giường bệnh
4. Dụng cụ
- Panh, bông băng gạc vô trùng, khay quả đậu.
- Dung dịch đẳng trương NaCl 9%0.
- Thuốc bôi ngoài da: dung dịch màu, hồ nước, mỡ kháng sinh.
- Thuốc mỡ tra mắt: acyclovir.
III. Các bước tiến hành
- Trước hết đối với Zona vùng mắt: cho người bệnh khám chuyên khoa mắt để đánh giá có hay không tổn thương mắt, mức độ thị lực? Viêm loét giác mạc? Viêm màng bồ đào…? sau đó dùng thuốc tra mắt theo chỉ định của chuyên khoa mắt.
- Rửa tổn thương da vùng xung quanh mắt bằng dung dịch đẳng trương NaCl 9‰.
- Với những tổn thương mới, ít bọng nước có thể bôi hồ nước hoặc kem chứa acyclovir sau khi đã rửa sạch tổn thương: 2-3 lần/ngày.
- Với những tổn thương có bọng nước căng to gây đau rát nhiều, có thể dùng bơm tiêm vô khuẩn hút bớt dịch.
- Tổn thương nhiễm khuẩn hoặc đã dập vỡ: bôi dung dịch màu milian, castellani
- Nếu tổn thương phù nề hoặc đau nhức nhiều có thể chiếu tia cực tím, laser He-Ne theo chỉ định của bác sĩ.
IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo
- Chú ý những thay đổi bất thường, nhất là về thị lực của người bệnh zona mắt và tính chất đau của những người bệnh lớn tuổi để báo bác sĩ kịp thời.
- Hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc đôi mắt, tuyệt đối không tra mắt bằng chế phẩm có corticoid để tránh tai biến viêm, loét giác mạc gây mủ.
V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình
- Giải thích cho người bệnh yên tâm điều trị, không nên quá lo lắng vì bệnh sẽ khỏi trong vòng 2-3 tuần.
- Ăn các loại thức ăn giàu vitamin nhóm B.