Nội dung bài viết
I. Mục đích
- Chống ngứa.
- Chống nhiễm trùng.
- Tránh tình trạng thoát dịch qua thương tổn.
- Chống suy kiệt.
II. Chuẩn bị
1. Người bệnh:
Người bệnh nằm theo tư thế thoải mái để dễ thao tác.
2. Người thực hiện:
Y tá – điều dưỡng: mặc áo choàng, đội mũ, mang khẩu trang vô khuẩn và đeo găng.
3. Nơi thực hiện:
Tại giường bệnh
4. Dụng cụ
a. Thuốc:
- Corticoid tiêm truyền tĩnh mạch.
- Các loại dịch truyền: dung dịch đẳng trương, moriamin, plasma.
- Kháng sinh.
- Bột talc.
- Các thuốc dùng ngoài da: mỡ corticoid, mỡ kháng sinh, dung dịch glycerinborat 2%.
- Dung dịch màu chống nhiễm khuẩn: millian, castellani.
- Dung dịch nước muối sinh lí 9‰
b. Dụng cụ:
- Bông, gạc vô khuẩn, băng dính, cồn 70°.
- Bơm kim tiêm.
- Panh, kéo, kẹp, khay quả đậu.
- Ga trải giường.
III. Các bước tiến hành
1. Chăm sóc thương tổn da:
- Thay ga hàng ngày 1-2 lần.
- Thấm rửa các thương tổn da, niêm mạc bằng dung dịch nước muối sinh lí 9‰ hoặc nước thuốc tím 1/10.000.
- Thấm khô, rồi xoa bột talc lên vùng da thương tổn.
- Bôi dung dịch màu vào các vùng da bị trợt loét, nhiễm khuẩn hoặc các kẽ.
* Lưu ý: không nên bôi dung dịch màu castellani trên diện rộng.
2. Chăm sóc thương tổn ở miệng:
- Rửa lau nhẹ nhàng bằng dung dịch nước muối 9‰.
- Bôi glycerinborat vào niêm mạc miệng.
- Rửa âm hộ, âm đạo sau bôi bằng glycerinborat hoặc dung dịch millian.
3. Thực hiện thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo
- Đánh giá tình trạng tiến triển của các thương tổn.
- Các kỹ thuật và thuốc đã thực hiện.
- Báo cáo cho bác sĩ về các bất thường của người bệnh.
V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình
- An ủi động viên người bệnh và người nhà để họ yên tâm tin tưởng và hợp tác điều trị.
- Hướng dẫn người nhà thay đổi tư thế cho người bệnh hàng ngày.
- Cho người bệnh ăn lỏng, giàu chất dinh dưỡng và vitamin.