Chăm sóc trẻ sơ sinh thấp cân bị bệnh

I. Mục đích

  • Bảo đảm thân nhiệt cho trẻ (36 – 37°C)
  • Tránh nhiễm khuẩn bội phụ
  • Nuôi dưỡng đầy đủ
  • Phát hiện và xử trí kịp thời các biểu hiện bệnh lí
  • Bảo đảm các yêu cầu chăm sóc đặc biệt theo từng loại bệnh.

II. Chuẩn bị

1. Phóng nằm của bệnh nhi

  • Kín gió, sạch sẽ, nhiệt độ ổn định (28 – 30° C)
  • Lồng ấp bảo đảm vô khuẩn
  • Nếu không có lồng ấp phải có bà mẹ hoặc người nhà để sẵn sàng ủ ấm cho trẻ theo phương pháp Kangaroo

2. Dụng cụ

  • Ổng thông cho ăn, thìa, cốc, bơm cho ăn vô trùng.
  • Nước ấm, tã lót khô, sạch để tắm cho trẻ hàng ngày.
  • Dụng cụ cấp cứu: bóng bóp, nguồn oxy, máy hút, ống thông hút

III. Các bước tiến hành

1. Bảo đảm thân nhiệt cho trẻ:

  • Nếu có lồng ấp: xem bài “Chăm sóc trẻ nằm lồng ấp”.
  • Nếu không có lồng ấp, trẻ khồng suy hô hấp: thực hiện phương pháp Kangaroo:
    + Bà mẹ cởi áo, đặt trẻ lên ngực mẹ, da trẻ kề sát da mẹ.
    + Đầu trẻ gối giữa hai vú mẹ.
    + Mẹ mặc áo, trùm lên trẻ và đắp chăn bên ngoài
  • Nếu không có lồng ấp, trẻ đang suy thà:
    + Quấn tã lót, chăn cho trẻ đủ ấm.
    + Sử dụng lò sưởi để sưởi ấm phòng.
    + Ủ ấm bằng túi hoặc chai nước nóng: dùng hai chai nước nóng, vặn nút chặt, quấn vải ra ngoài chai nước nóng để tránh chai nước nóng áp trực tiếp vào da trẻ gây bỏng. Thay nước trong chai khi chai nước nguội.

2. Đảm bảo vô khuẩn, vệ sinh cho trẻ:

  • Giường, lồng ấp, phòng ở, cửa phải được lau, vệ sinh hàng ngày.
  • Dụng cụ chăm sóc: ống thông ăn, bơm ăn, cốc, thìa phải được luộc sôi, để nơi sạch sẽ, trong hộp có nắp đậy.
  • Nhân viên phục vụ phải rửa tay trước khi chăm sóc, thăm khám từng trẻ.
  • Hàng ngày tắm hoặc lau rửa cho trẻ tại giường
  • Giữ cho trẻ khô, ấm. Khi trẻ đái, ỉa phải lau sạch thay tã ngay.

3. Nuôi dưỡng:

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ đẻ thấp cân. Khi trẻ chưa bú được phải cho ăn qua Ống thông dạ dày. Lượng sữa được tính như sau:

  • Ngày thứ nhất sau đẻ                :           30 ml/kg cân nặng/24 giờ.
  • Ngày thứ hai sau đẻ                  :           50 ml/kg cân nặng/24 giờ,
  • Ngày thứ ba sau đẻ                   :           80 ml/kg cân nặng/24 giờ.
  • Ngày thứ tư sau đẻ                    :           100 ml/kg cân nặng/24 giờ.
  • Ngày thứ năm sau đẻ                :           120 ml/kg cân nặng/24 giờ.
  • Ngày thứ sáu,bảy sau đẻ :                     140-150 ml/kgcân nặng/24h.
  • Từ ngày thứ tám trở đi cho 180 đến 200 ml/kg cân nặng/24 giờ.

Vì dạ dày của trẻ còn nhỏ: nên càng nhỏ và càng ít ngày tuổi thì càng phải cho ăn nhiều bữa trong ngày (12 – 14 bữa trong ngày).

4. Cho thở oxy, truyền dịch, tùy từng bệnh theo y lệnh

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

  • Theo dõi các dấu hiệu sống: mạch, nhịp thở, màu sắc da 2 giờ 1 lần,
  • Theo dõi nhiệt độ, cân nặng hàng ngày.
  • Ghi lượng sữa ăn từng bữa, số lần nôn, tính chất dịch nôn.
  • Số lượng và màu sắc phân, nước tiểu

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

  • Giải thích tình hình bệnh của trẻ.
  • Hướng dẫn bà mẹ cách vắt sữa khi trẻ chưa bú được, cách đổ thìa, cách cho trẻ bú đúng khi trẻ bắt đầu bú được.
  • Phòng tránh đẻ thấp cân khi mang thai:
    + Mẹ được ăn uống đẩy đủ.
    + Không lo lắng, không làm việc nặng.
    + Khárn thai đầy đủ để được hướng dẫn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *