Chăm sóc bệnh nhi hen phế quản

I. Mục đích

  • Phát hiện và đánh giá được mức độ khó thở.
  • Xử trí kịp thời cơn khó thở.
  • Phòng bội nhiễm viêm phổi
  • Chống kiệt sức do gắng sức co kéo cơ hỏ hấp.
  • Hướng dẫn cách kiểm soát bệnh ngoài cơn hen

II. Chuẩn bị

1. Phòng chăm sóc, theo dõi

  • Thoáng, sáng, ấm (26 – 28°C).
  • Phòng có hệ thống oxy dự trữ càng tốt.

2. Dụng cụ

  • Hệ thống thở oxy đầy đủ: nguồn oxy, dây dẫn, bình ẩm, masque, ống thông thở oxy. Dụng cụ cấp cứu hỗ trợ hô hấp: bóng bóp, bộ đèn và ống đặt nội khí quản.
  • Máy hút, ống thông hút cỡ số phù họp với bệnh nhi.
  • Máy khí dung (aerosol)
  • Dụng cụ dùng kèm bình xịt thuốc giãn phế quản như bình thở trẻ em: Ventolin Inhaler, Bricanyl Inhaler

III. Các bước tiến hành

  • Chú ý tâm lí tiếp xúc bệnh nhi, cần vỗ về an ủi động viên và giải thích (nếu trẻ hiểu) giúp trẻ tránh lo lắng sợ hãi, tránh gắng sức, thở đều và họp tác với bác sĩ, điều dưỡng.
  • Khi bệnh nhi có biểu hiện khó thở phải để ở tư thế đầu cao, gần hệ thống oxy, nới rộng áo vùng cổ,ngực.
  • Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng của cơn khó thở như đếm nhịp thở, dấu hiệu co kéo cơ hô hấp, tím tái, lh/lần. Đánh giá mức độ nặng cơn hen, báo bác sĩ để cho y lệnh kịp thời.
  • Hút dịch xuất tiết ở mũi họng nếu có.
  • Thở khí dung các loại thuốc giãn phế quản theo y lệnh hoặc dùng các dụng cụ như bình trợ giúp hít thở cho trẻ em để sử dụng các thuốc điều trị đặc hiệu.
  • Sau khi khí dung cần vỗ rung với tần số vỗ nhanh, nhưng biên độ thấp lí liệu pháp hô hấp, hút kĩ đờm dãi thông thoáng đường thở, dẫn lưu tư thế v.v…
  • Nếu có chỉ định thở oxy phải khẩn trương cho thở oxy đúng phương pháp (qua ống thông mũi, qua mặt nạ v.v…) đủ lưu lượng, nồng độ oxy.
  • Cặp nhiệt độ 2 lần/ngẳy.
  • Cân hàng ngày.
  • Vệ sinh cơ thể.
  • Đảm bảo chế độ ăn đủ calo: nếu trẻ không ăn được phải đổ thìa hay cho ăn bằng Ống thông dạ dày theo định lượng và thời gian, chủ yếu là sữa và thức ăn lỏng

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

  • Ghi chép các dấu hiệu toàn thân: nhiệt độ, cân nặng, tinh thần.
  • Theo dõi: nhịp thở, nhịp tim, lgiờ/lẫn.
  • Đánh giá mức độ nặng cơn khó thở dựa vào: tím tái, thở gắng sức, thời gian kéo dài cơn khó thở.
  • Lượng và tính chất dịch tiết đờm dãi hút được.
  • Các thông số thực hiện y lệnh nếu có tiến hành biện pháp oxy: lưu lượng, nồng độ v.v…
  • Tình trạng ăn uống

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

* Các biện pháp khống chế bệnh hen và không làm cho các cơn hen xuất hiện:

  • Tránh xa các nguyên nhân khởi phát cơn hen như: lông thú, bụi nhà, hay gắng sức….
  • Dùng thuốc điều trị dự phòng theo đúng đơn của bác sĩ.
  • Kiểm tra định kì, liệu pháp tâm lí cho trẻ hàng ngày.
  • Đảm bảo nuôi dưỡng trẻ đầy đủ.
  • Hạn chế gắng sức.
  • Cần cho khám và điều trị dứt điểm các đợt ho sốt, viêm nhiễm đường hô hấp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *