Nội dung bài viết
I. Mục đích
- Phát hiện và xử trí kịp thời cơn co giật.
- Phồng cơn co giật tiếp theo.
- Phòng tác dụng phụ của thuốc chống co giật.
II. Chuẩn bị
- Dụng cụ cấp cứu: mặt nạ, bóp bóng,
- Nguồn oxy, ống thông hút, máy hút,
- Bơm tiêm, kim tiêm,
- Vật nhựa mềm để đè lưỡi,
- Nhiệt kế.
III. Các bước tiến hành
1. Xử trí khi trẻ bị co giật:
- Đặt bệnh nhi nằm nghiêng trái.
- Giữ cho bệnh nhi không tự mình làm bị thương, để các vật cứng hay sắc nhọn tránh xa trẻ.
- Đặt vật nhựa, đè lưỡi giữa hai hàm răng nếu trẻ có răng.
- Quan sát kiểu giật, giật nửa người hay giật toàn thân. Thcri gian kéo dài cơn co giật. Khó thở: thở oxy.
2. Ngoài cơn co giật:
- Cặp nhiệt độ.
- Nếu sốt cởi bớt quần, áo, mũ, khăn chườm nước mát lên trán, lên hai bẹn…
- Báo vói bác sĩ về nhiệt độ, để có chỉ định dùng hạ sốt và thuốc an thần chống giật.
- Theo dõi tình trạng bệnh nhi sau cơn giật xem có nhịp thở trở lại không? Trẻ tỉnh không? có liệt không ?
- Phát hiện tác dụng phụ của thuốc an thần ở trẻ bị động kinh. Như nổi ban dị ứng, nôn, ngủ li bì….
IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo
- Số cơn giật trong ngày, thời gian kéo dài mỗi cơn giật.
- Tình trạng bệnh nhi sau mỗi cơn giật (ngủ, nôn)
- Đo nhiệt độ 2 lần/ngày
VI. Hướng dẫn gia đình bệnh nhi
- Hướng dẫn bố mẹ quan sát các hành vi vận động khi trẻ lên cơn giật.
- Cách xử trí khi trẻ lên cơn giật.
- Hướng dẫn cách nhận biết các tác dụng phụ của thuốc.
- Tránh các tình huống có thể gây thương tích trẻ, khi trẻ có thể lên cơn co giật (lúc trèo cây, đi xe đạp, trên lớp học).