I. Mục đích
- Phòng biến chứng viêm phế quản phổi do nước bọt trào ngược từ đầu trên thực quản vào khí quản hoặc từ dạ dày vào khí phế quản.
- Chống hạ thân nhiệt.
- Phát hiện các biến chứng sau mổ.
II. Chuẩn bị
- Phòng nằm của bệnh nhi: thoáng đủ ấm, nhiệt độ từ 26 – 28°c.
- Dụng cụ: ống thông hút cỡ số phù hợp, máy hút, ống thông thở oxy.
III. Các bước tiến hành
Đối với bệnh nhi trước khi phẫu thuật:
- Đặt bệnh nhi nằm đầu cao, đầu và cổ tạo với mặt giường một góc khoảng 30 độ.
- Dùng ống thông hút kích thước nhỏ và mềm đặt vào đầu trên thực quản, hút bằng máy hút hoặc bơm tiêm cứ 1 giờ/1 lần, mỗi lần hút trong khoảng từ 3 – 5 phút
- Ủ ấm cho bệnh nhi bằng mọi phương tiện có thể có: đặt trong lồng ấp, dùng tấm sưởi điện, dùng túi chườm nóng… Bảo đảm sao cho nhiệt độ của bệnh nhi từ 36,5 – 37°.
- Đặt ống thông cho bệnh nhi thở oxy qua mũi (theo y lệnh) nếu bệnh nhi có khó thở
- Cặp nhiệt độ 3 giờ/lẫn.
- Theo dõi và ghi chép các thông số: nhịp thở, mạch theo quy định.
Đối vái bệnh nhi sau phẫu thuật:
- Tư thế bệnh nhi nằm đầu cao, đầu và cổ tạo với mặt giường một góc khoảng 30 độ
- Các biện pháp chống hạ thân nhiệt thực hiện giống như trước khi phẫu thuật.
- Theo dõi ống thông dẫn lưu lồng ngực: số lượng và tính chất dịch chảy qua ống thông.
- Hút vùng hầu họng khoảng 2 giờ/1 lần cho đến khi không còn thấy dịch xuất tiết ở khoang miệng.
- Theo dõi và ghi chép các thông số về nhịp thở, mạch, nhiệt độ theo quy định.
- Cho ăn sữa qua ống thông dạ dày với số lượng tăng dần từ ngày thứ hai sau mổ.
- Thay băng lần đầu ngày thứ ba sau mổ.
- Nếu vết mổ nhỏ, thay lần cuối cùng trước khi ra viện. Nếu vết mổ nhiễm trùng thay băng hàng ngày.
- Rút dẫn lưu theo chỉ định của phẫu thuật viên.
IV. Hướng dẫn gia đình bệnh nhi
- Sau mổ hướng dẫn người nhà thay đổi tư thế bệnh nhi 3 giờ/lần, tránh không làm tuột các Ống dẫn lưu.
- Sau khi ra viện cho trẻ đến khám lại nếu thấy trẻ nôn hoặc khó nuốt.