Nội dung bài viết
I. ĐẠI CƯƠNG
Đặt ống thông tá tràng là đưa ống thông qua mũi hoặc miệng xuống tá tràng nhằm mục đích lấy bệnh phẩm, điều trị hoặc là một phần của các thủ thuật khác. Đây là một thủ thuật đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo của người làm thủ thuật, thường được thực hiện dưới hướng dẫn của màn huỳnh quang tăng sáng (C-ARM).
II. CHỈ ĐỊNH
- Lấy bệnh phẩm là dịch mật hoặc dịch tụy.
- Bơm thuốc tẩy giun vào tá tràng.
- Cho ăn qua ống thông tá tràng.
- Bơm nước trong chụp MSCT ruột non.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Hẹp môn vị.
- Loét hành tá tràng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- 01 bác sĩ.
- 01 điều dưỡng phụ.
2. Phương tiện
- Máy C-ARM.
- Ống thông tá tràng (đầu ống thông có vạch cản quang).
3. Người bệnh
- Nhịn ăn 4 – 6 giờ trước khi làm thủ thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
- Ghi chép đầy đủ quá trình thực hiện thủ thuật.
V. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
- Đặt ống thông qua mũi hoặc miệng xuống dạ dày.
- Quan sát dưới màn huỳnh quang tăng sáng xem đầu ống thông xuống hang vị (nếu chưa xuống hang vị có thể cho người bệnh đứng dậy đi lại một lúc sau đó kiểm tra lại).
- Luồn ống thông qua lỗ môn vị xuống tá tràng.
- Xác định vị trí đặt ống thông qua màn huỳnh quang tăng sáng.
- Cố định ống thông trên da.
VI. THEO DÕI
Tùy mục đích đặt ống thông có rút ống thông sau khi thực hiện các thủ thuật khác hoặc lưu ống thông trong trường hợp theo dõi hoặc cho ăn qua ống thông.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Đặt ống thông nhầm vào khí quản.
Chảy máu (thường trên nền niêm mạc ống tiêu hóa có tổn thương trước như loét hoặc ung thư).