Nội dung bài viết
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1707/QĐ-BYT ngày 29 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Theo Thông tư 03/2022/TT-BYT, các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức y tế sẽ không còn phân theo hạng chức danh (hạng I, II, III, IV), các viên chức y tế chỉ cần học 1 lần trong quá trình thăng hạng sau này.
I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Viên chức y tế và các cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng.
II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chung
Trang bị kiến thức chung về chính trị, quản lý nhà nước, kĩ năng làm việc; nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng.
2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi hoàn thành chương trình, học viên:
1) Có kiến thức chung về chính trị, quản lý nhà nước áp dụng trong lĩnh vực quản lý y tế, y tế dự phòng, chăm sóc nâng cao sức khỏe người dân;
2) Áp dụng được các kĩ năng chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản, cần thiết cho vị trí việc làm bác sĩ y học dự phòng;
3) Thể hiện liên tục hoàn thiện phẩm chất đạo đức của người bác sĩ y học dự phòng, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của vị trí việc làm bác sĩ y học dự phòng.
III. KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH
1. Khối lượng kiến thức
Chương trình gồm 15 chuyên đề lý thuyết, thực tế và viết tiểu luận cuối khóa, được cấu trúc thành 2 phần:
– Phần I. Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung gồm 4 chuyên đề dạy-học.
– Phần II. Kiến thức, kỹ năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp gồm 11 chuyên đề dạy-học; kiểm tra, đi thực tế và viết tiểu luận cuối khóa.
2. Thời gian bồi dưỡng: tổng số 200 tiết học. Trong đó:
– Lý thuyết: 80 tiết
– Thực hành, thực tế, viết tiểu luận cuối khóa: 116 tiết
– Kiểm tra: 4 tiết
IV. NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề 1: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Pháp luật về hành nghề y dược ở Việt Nam
1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
1.1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
1.1.1 Khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
1.2. Sự cần thiết phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
1.3. Những định hướng cơ bản trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
2. Pháp luật hành nghề y dược Việt Nam
2.1. Khái niệm, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của pháp luật hành nghề y dược
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Phạm vi điều chỉnh
2.1.3. Đối tượng áp dụng
2.2. Vai trò và đặc điểm của pháp luật hành nghề y dược
2.2.1. Vai trò
2.2.2. Đặc điểm
2.3. Nội dung cơ bản của pháp luật hành nghề y dược
2.3.1. Nguyên tắc quản lý hành nghề y dược
2.3.2. Chính sách của nhà nước về hành nghề y dược
2.3.3. Chủ thể, khách thể quản lý nhà nước về hành nghề y dược
2.3.4. Nội dung quản lý nhà nước về hành nghề y dược
Chuyên đề 2: Chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
1. Khái quát về đặc điểm và tình hình công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
2. Chủ trương của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
2.1. Quan điểm
2.2. Mục tiêu
2.3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
3. Những nội dung chủ yếu trong chính sách bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
3.1. Chính sách bảo hiểm y tế
3.2. Chính sách đối với các nhóm yếu thế trong xã hội
3.3. Chính sách xã hội hóa các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
3.4. Chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt ở những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn
3.5. Chính sách về y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân
3.6. Chính sách y tế dự phòng và dinh dưỡng
3.7. Chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số – kế hoạch hóa gia đình
4. Những thành tựu, hạn chế và bài học trong quá trình thực hiện chính sách bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
4.1. Thành tựu
4.2. Những tồn tại, hạn chế
4.3. Những bài học kinh nghiệm
Chuyên đề 3: Chính phủ điện tử, Chính phủ số và Hệ thống thông tin y tế
1. Những vấn đề chung về Chính phủ điện tử, Chính phủ số
1.1. Khái niệm Chính phủ điện tử, Chính phủ số
1.2. Mục tiêu và lợi ích của Chính phủ điện tử, Chính phủ số
1.3. Chính phủ điện tử và Chính phủ số ở Việt Nam
2. Dịch vụ công trực tuyến
2.1. Những vấn đề chung về dịch vụ công trực tuyến
2.2. Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực y tế.
3. Hệ thống thông tin trong y tế
3.1. Mục tiêu và lợi ích của hệ thống thông tin y tế
3.2. Thực trạng hệ thống thông tin y tế
3.3. Hoàn thiện và sử dụng hệ thống thông tin y tế
Chuyên đề 4: Một số kỹ năng chung hỗ trợ phát triển nghề nghiệp Bác sĩ Y học dự phòng
1. Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin
1.1. Đặc điểm, vai trò thu thập và xử lý thông tin
1.2. Kỹ năng thu thập thông tin
1.3. Kỹ năng xử lý thông tin
1.4. Thu thập và xử lý thông tin trong môi trường số
2. Kỹ năng tạo động lực làm việc
2.1. Động lực và tạo động lực làm việc cho bác sĩ y học dự phòng
a) Động lực và tạo động lực
b) Đặc điểm nghề nghiệp và vai trò của việc tạo động lực làm việc cho Bác sĩ Y học dự phòng
2.2. Một số lý thuyết cơ bản về tạo động lực làm việc
a) Thuyết về nhu cầu của A.Maslow
b) Thuyết hai yếu tố của F. Herzberg
c) Thuyết xác lập mục tiêu của Edwin A. Locke
2.3. Phương pháp và công cụ tạo động lực cho Bác sĩ Y học dự phòng
a) Nhận diện nhu cầu và động lực làm việc của Bác sĩ Y học dự phòng
b) Phương pháp và công cụ tạo động lực cho Bác sĩ Y học dự phòng
c) Một số trở ngại đối với việc có động lực và tạo động lực đối với Bác sĩ Y học dự phòng
3. Kỹ năng phối hợp trong công việc
3.1. Những vấn đề chung về phối hợp
3.1.1. Khái niệm phối hợp
3.1.2. Vai trò của phối hợp
3.1.3. Phân loại phối hợp
3.1.4. Cơ chế phối hợp
3.2. Một số kỹ năng giúp phối hợp hiệu quả
3.2.1. Kỹ năng xây dựng kế hoạch phối hợp
3.2.2. Kỹ năng chia sẻ thông tin trong phối hợp
3.2.3 Kỹ năng xử lý xung đột trong phối hợp
Chuyên đề 1: Hệ thống văn bản pháp quy về y tế dự phòng
1. Những vấn đề chung về pháp luật y tế
1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của pháp luật y tế
1.2. Mối quan hệ giữa pháp luật y tế với các ngành luật khác
1.3. Mối quan hệ giữa pháp luật y tế với quản lý nhà nước về y tế
2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về y tế dự phòng
1.1. Khái niệm và phạm vi điều chỉnh của pháp luật về y tế dự phòng
1.2. Những văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu hình thành hệ thống pháp luật về y tế dự phòng
1.2.1. Các văn bản luật
1.2.2. Các văn bản dưới luật
3. Thảo luận về vấn đề thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về y tế dự phòng
3.1. Tình hình thực hiện
3.2. Những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện
3.3. Một số giải pháp nhằm cải thiện việc thực hiện các văn bản pháp luật về y tế dự phòng
Chuyên đề 2: An toàn sinh học tại các cơ sở y tế dự phòng
1. Nguyên tắc chung về an toàn sinh học
1.1. Khái niệm về an toàn sinh học
1.2. Các nguyên tắc chính về an toàn sinh học
2. An toàn sinh học trong một số lĩnh vực của y tế dự phòng
2.1. An toàn trong lây, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm
2.2. An toàn trong nuôi cấy vi khuẩn
2.3. An toàn trong xét nghiệm
3. Thực trạng hệ thống an toàn sinh học trong các cơ sở y tế dự phòng
3.1. Các vấn đề tồn tại của hệ thống an toàn sinh học trong các cơ sở y tế dự phòng hiện nay
3.2. Thảo luận về một số giải pháp cải thiện.
Chuyên đề 3: Những vấn đề cập nhật về sức khỏe môi trường
1. Mối liên quan giữa môi trường và sức khỏe, bệnh tật
1.1. Những yếu tố môi trường gây hại cho sức khỏe
1.1.1. Những yếu tố truyền thống
1.1.2. Những yếu tố môi trường hiện đại
1.2. Những bệnh tật liên quan với môi trường
2. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và sức khỏe
2.1. Các khái niệm
2.2. Các nhóm yếu tố nguy cơ
2.3. Các vấn đề sức khỏe trong môi trường đô thị
2.3.1. Bệnh truyền nhiễm
2.3.2. Bệnh không truyền nhiễm và chấn thương
2.3.3. Các vấn đề sức khỏe tâm thần
2.3.4. Các vấn đề sức khỏe ở nhóm người dễ bị tổn thương
3. Giới thiệu về môi trường bền vững
3.1. Một số khái niệm về môi trường bền vững
3.2. Khái quát về phát triển bền vững và môi trường
3.2.1. Phát triển bền vững và các tiêu chí
3.2.2. Phát triển bền vững ở Việt Nam: những thách thức và một số giải pháp
Chuyên đề 4: Những vấn đề cập nhật về Sức khỏe nghề nghiệp
1. Thực trạng công tác y tế lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp hiện nay
1.1. Một số văn bản pháp lí quan trọng hiện hành về lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp
1.2. Công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện pháp luật về sức khỏe nghề nghiệp
1.3. Hợp tác quốc tế về lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp
1.4. Một số vấn đề sức khỏe nghề nghiệp đáng chú ý hiện nay
2. Quản lí bệnh nghề nghiệp
2.1. Chăm sóc sức khỏe người lao động
2.1.1. Nguyên tắc chung
2.1.2. Nội dung cụ thể (theo Luật Lao động)
2.2. Qui trình quản lí bệnh nghề nghiệp (theo Thông tư 28/2016 của Bộ Y tế)
2.3. Các chế độ bảo hiểm của người lao động ngành y tế
Chuyên đề 5: Những vấn đề cập nhật về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng hợp lí
1. Một số điểm mới về vai trò của các chất dinh dưỡng
1.1. Các chất sinh năng lượng
1.2. Các vi chất dinh dưỡng
1.3. Các chất có ý nghĩa sinh học khác trong thực phẩm
2. Những tiếp cận mới về dinh dưỡng sức khỏe và bệnh tật
2.1. Dinh dưỡng theo chu kì vòng đời
2.2. Các vấn đề dinh dưỡng toàn cầu
2.3. Dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng
2.3.1. Suy dinh dưỡng ở trẻ em
2.3.2. Dinh dưỡng và các bệnh mạn tính
2.3.3. Già hóa dân số và dinh dưỡng
2.4. Chiến lược dinh dưỡng dự phòng
3. Những điểm mới về an toàn thực phẩm và sức khỏe, bệnh tật
3.1. Mối quan hệ giữa an toàn thực phẩm và sức khỏe, bệnh tật
3.2. Các điểm mới về quản lý an toàn thực phẩm
3.2.1. Sản xuất thực phẩm sạch và an toàn.
3.2.2. Các hệ thống kiểm soát thực phẩm an toàn.
Chuyên đề 6: Kiểm soát các bệnh không lây nhiễm phổ biến và bệnh mới nổi
1. Kiểm soát bệnh không lây nhiễm
1.1. Thực trạng và xu hướng biến động mô hình bệnh tật theo thời gian, khu vực và nhóm tuổi
1.1.1. Dịch chuyển dịch tễ học mô hình bệnh tật
1.1.2. Phân bố bệnh tật theo các nhóm tuổi và các cộng đồng
1.1.3. Nhu cầu quản lý bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng
1.2. Chiến lược Step-Wise của WHO và áp dụng trong thực tế ở Việt Nam
1.2.1. Chiến lược Step-Wise
1.2.2. Áp dụng thực tế ở Việt Nam
1.3. Chiến lược quản lý một số bệnh không lây nhiễm
1.3.1. Quản lý bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng
1.3.2. Quản lý hội chứng rối loạn chuyển hóa và tiểu đường tại cộng đồng
1.3.3. Quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và thực hiện Luật phòng chống thuốc lá
1.3.4. Quản lý tai nạn thương tích trong cộng đồng
1.3.5. Quản lý một số bệnh không lây nhiễm khác (tâm thần, ung thư…)
2. Kiểm soát bệnh mới nổi
2.1. Khái niệm
2.2. Một số bệnh mới nổi trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Thực trạng (tối thiểu đề cập các bệnh dịch COVID-19, Cúm A H5N1, SARS,…)
2.2.2. Nguyên nhân và cách ứng phó
2.3. Thảo luận về thực tế ứng phó với bệnh mới nổi tại Việt Nam
Chuyên đề 7: Điều tra và xử lí vụ dịch
1. Giới thiệu về điều tra vụ dịch
1.1. Khái niệm dịch, vụ dịch, ca bệnh, điều tra vụ dịch
1.2. Tầm quan trọng của điều tra vụ dịch
1.3. Thời điểm tiến hành
1.4. Các bước tiến hành điều tra vụ dịch
1.4.1. Lập kế hoạch điều tra vụ dịch, chống dịch (nếu có)
1.4.2. Tiến hành điều tra vụ dịch, chống dịch (nếu có)
1.4.3. Đánh giá. báo cáo điều tra dịch
2. Xử lí vụ dịch
2.1. Thực hiện các biện pháp chống dịch
2.2. Báo cáo điều tra dịch
2.3. Đáp ứng phòng chống dịch
Chuyên đề 8: Quản lý y tế dự phòng dựa vào bằng chứng
1. Các nguồn số liệu và thông tin y tế
1.1. Hệ thống sổ sách thống kê báo cáo y tế địa phương
1.2. Hệ thống sổ sách thống kê bệnh viện và báo cáo dịch
1.3. Điều tra chọn mẫu
2. Các chỉ số thống kê trong quản lý y tế dự phòng
2.1. Các chỉ số thống kê bệnh tật chính trong quản lý y tế dự phòng
2.1.1. Các chỉ số mắc bệnh
2.1.2. Các chỉ số tử vong
2.1.3. Các chỉ số về năng lực cung ứng dịch vụ y tế dự phòng: đầu vào, hoạt động và đầu ra
2.2. Vai trò của các chỉ số thống kê trong quản lý, giám sát bệnh tật
3. Sử dụng bằng chứng trong lập kế hoạch y tế dự phòng
3.1. Khái niệm về số liệu, chỉ số và bằng chứng
3.2. Những nhóm chỉ số quan trọng
3.3. Xác định mục tiêu dựa vào bằng chứng
3.4. Các giải pháp khả thi
4. Phương pháp thu thập số liệu trong thống kê thông tin quản lý y tế dự phòng
4.1. Thiết lập hệ thống giám sát y tế dự phòng từ tuyến y tế cơ sở
4.2. Các nguồn số liệu thứ cấp
4.3. Các phương pháp thu thập số liệu chính có thể áp dụng
5. Sử dụng bằng chứng trong theo dõi và đánh giá hoạt động y tế dự phòng
5.1. Đánh giá các nguồn lực đầu vào
5.2. Đánh giá quá trình hoạt động
5.3. Đánh giá đầu ra, hiệu quả và tác động
6. Thảo luận về sử dụng bằng chứng trong quản lý y tế dự phòng tại Việt Nam
6.1. Thực trạng sử dụng bằng chứng trong quản lý y tế dự phòng tại Việt Nam
6.2. Thuận lợi, khó khăn trong sử dụng bằng chứng để quản lý y tế dự phòng tại Việt Nam
Chuyên đề 9: Đạo đức trong thực hành Y tế dự phòng
1. Khái quát về y đức
1.1. Khái niệm đạo đức
1.2. Đạo đức và pháp luật
1.3. Đạo đức nghề nghiệp, y đức
1.4. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của bác sĩ y học dự phòng
2. Nguyên tắc và tiếp cận đạo đức cơ bản
2.1. Ba nguyên tắc đạo đức
2.1.1. Làm điều tốt/không làm điều có hại
2.1.2. Tôn trọng người bệnh
2.1.3. Công bằng
2.2. Ba cách tiếp cận đạo đức
2.2.1. Đạo đức vị mục đích
2.2.2. Đạo đức vị trách nhiệm
2.2.3. Đạo đức vị nhân quyền
3. Các khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu, can thiệp y tế dự phòng
3.1. Cân nhắc đạo đức trước khi nghiên cứu, can thiệp y tế dự phòng
3.1. Lí do thực hiện
3.2. Cân nhắc lợi ích và nguy cơ, rủi ro
3.2. Cân nhắc đạo đức trong quá trình nghiên cứu, can thiệp y tế dự phòng
3.2.1. Đảm bảo tính tự nguyện của đối tượng tham gia trên cơ sở được thông tin đầy đủ
3.2.2. Đảm bảo tính riêng tư và bí mật thông tin của đối tượng
3.2.3. Đảm bảo tính công bằng (tiến trình thực hiện và phân bổ nguồn lực)
3.3. Cân nhắc đạo đức sau khi nghiên cứu, can thiệp y tế dự phòng
3.3.1. Thông báo kết quả và bảo mật thông tin
3.3.2. Một số vấn đề cần tránh
Chuyên đề 10: Văn hóa ứng xử trong thực hành y tế dự phòng
1. Giới thiệu về giao tiếp, ứng xử
1.1. Khái niệm về giao tiếp, ứng xử
1.2. Vai trò giao tiếp, ứng xử của bác sĩ y học dự phòng với người bệnh, khách hàng
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp, ứng xử của bác sĩ y học dự phòng
1.4. Nguyên tắc giao tiếp, ứng xử tại nơi làm việc
1.4.1. Tôn trọng
1.4.2. Bình đẳng
1.4.3. Phù hợp hoàn cảnh
1.4.4. Tin cậy
1.4.5. Cộng tác
1.4.6. Thẩm mĩ hành vi
2. Một số kĩ năng giao tiếp, ứng xử của bác sĩ y tế dự phòng
2.1. Thể hiện ngôn ngữ cơ thể
2.1.1. Dáng vẻ bên ngoài
2.1.2. Thái độ, cử chỉ
2.1.3. Một số lưu ý
2.2. Lời nói
2.2.1. Chào, hỏi thăm, xưng hô, giới thiệu
2.2.2. Nội dung, cấu trúc
2.2.3. Cách hỏi, diễn đạt, giải thích
2.2.4. Một số lưu ý
3. Thảo luận về một số tình huống giao tiếp ứng xử của bác sĩ y học dự phòng với người bệnh, khách hàng, người dân
3.1. Giao tiếp qua điện thoại
3.2. Giải thích, thuyết phục
3.3. Cảm ơn và xin lỗi
3.4. Động viên, an ủi
Chuyên đề 11: Ứng dụng khoa học hành vi trong truyền thông, giáo dục và tư vấn sức khỏe
1. Khái quát về khoa học hành vi ứng dụng vào truyền thông, giáo dục, tư vấn sức khỏe
1.1. Khái niệm về hành vi, hành vi sức khỏe, truyền thông sức khỏe, giáo dục sức khỏe, tư vấn sức khỏe
1.2. Các nhóm yếu tố quyết định hành vi sức khỏe
1.2.1 Các nhóm yếu tố quyết định hành vi sức khỏe
1.2.2. Các yếu tố làm tăng khả năng thực hiện, thay đổi hành vi
1.3. Vai trò của truyền thông, giáo dục sức khỏe, tư vấn sức khỏe cho người dân
2. Khái quát về truyền thông, giáo dục sức khỏe
2.1. Các hình thức truyền thông, giáo dục sức khỏe
2.1.1. Các hình thức trực tiếp mặt đối mặt
2.1.2. Các hình thức gián tiếp qua phương tiện trung gian
2.2. Quá trình truyền thông, giáo dục sức khỏe
2.2.1. Xác định nhu cầu truyền thông, giáo dục sức khỏe
2.2.2. Lựa chọn nội dung, phương pháp, tiến hành truyền thông, giáo dục sức khỏe
2.2.3. Đánh giá kết quả
2.2.4. Vận dụng kĩ năng giao tiếp, ứng xử, kĩ năng mềm khác vào truyền thông, giáo dục sức khỏe
3. Khái quát về tư vấn sức khỏe
2.1. Các nguyên tắc của tư vấn sức khỏe
2.2. Các hình thức tư vấn sức khỏe (trực tiếp, gián tiếp)
2.3. Tiến trình tư vấn sức khỏe
2.4. Vận dụng kĩ năng giao tiếp, ứng xử, kĩ năng mềm khác vào tư vấn sức khỏe