Nội dung bài viết
I. Mục đích
- Làm bệnh nhi và gia đình yên tâm, thực hiện nghiêm túc chế độ điều trị.
- Phát hiện các biểu hiện nặng của bệnh và tai biến hạ đường máu do điều trị.
II. Chuẩn bị
- Dụng cụ để đựng, đo lượng nước tiểu.
- Dụng cụ tiêm insulin, bộ dây truyền dịch.
- Thuốc: insulin, glucose 5%, 10%, 30%.
III. Các bước tiến hành
- Đái tháo đưòng là một bệnh phải điều trị suốt đời. Do đó người nhà và bệnh nhi thường có tư tưởng bi quan, cho là bệnh không bao giờ khỏi, nên rất chán nản, sống qua ngày, không quan tâm đến chế độ điều trị.
- Vì vậy, việc chăm sóc người bệnh đái tháo đường, trước hết phải quan tâm đến tâm tư tình cảm, tư tưởng của bệnh nhi, cần chú ý mấy điểm sau đây:
1. Chăm sóc về mặt tinh thần cho bệnh nhi và gia đình
a. Đối với bố mẹ bệnh nhi:
- Cần cho gia đình bệnh nhi biết đái tháo đường là một bệnh hoàn toàn có khả năng điều trị được nếu gia đình chấp hành nghiêm túc chế độ tiêm Insulin đều đặn cho con, ăn uống đúng chế độ theo lời khuyên bác sĩ.
- Giữ gìn vệ sinh, tập luyện sức khoẻ, thì cháu bé lớn lên sẽ khoẻ mạnh, lấy vợ chồng, sinh con cái, tuổi thọ kéo dài đến già như người bình thường.
b. Đối với bệnh nhi:
- Cần khuyên trẻ lạc quan, tin tưởng,
- Không nên bỏ học, vui chơi giải trí, rèn luyện sức khoẻ, biết kiên trì, bền bỉ chữa bệnh.
2. Nghiêm túc chấp hành chế độ điều trị
- Cần tiêm đủ liều lượng thuốc và Insulin theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu không thì kết quả điều trị sẽ không tốt, sẽ có nhiều biến chứng như hôn mê, mờ mắt, rụng răng, không lớn v.v…
- Tốt nhất là hướng dẫn cho trẻ có thể tự tiêm cho mình khi đã lớn, tự thử lấy nước tiểu.
- Chế độ ăn uống cần phải giữ gìn như chỉ dẫn của bác sĩ, không nên ăn nhiều cơm, ngô khoai, sắn, kẹo bánh đồ ngọt. Nhưng thịt, cá, trứng, bưởi, cam thì nên ăn cho có đu chất để chống lại bệnh tật.
- Giữ gìn vệ sinh thân thể, tắm gội thường xuyên, không để da bị sây xước ghẻ lở. Súc miệng đánh răng sau khi ãn, trước khi đi ngủ. Giữ ấm khi mùa đông rét, không để bị lạnh cổ, lạnh chân, cần giữ gìn bàn chân ấm, sạch không đi chân đất.
- Khi bị cảm, sốt, hay có các tai nạn bất thường, hoặc ngày lễ ngày tết ăn uống nhiều hơn bình thường cần nhớ tăng thêm liều Insulin.
- Khi thấy đái nhiều tăng lên, khát nhiều hơn bình thường, mệt mỏi, đau đầu, cần đến bệnh viện kiểm tra ngay đường niệu, đường huyết, và ceton niệu để cấp cứu kịp thời, đề phòng hôn mê đái tháo đường.
- Khi bệnh nhi bị hôn mê đái tháo đường, cần nhanh chóng truyền dịch, tiêm Insulin theo y lệnh bác sĩ.
- Theo dõi nhịp thở, nhịp tim, huyết áp của bệnh nhi.
- Cần ủ ấm cho bệnh nhi đề phòng suy tuần hoàn, truy tim mạch.
- Khi bệnh nhi tỉnh lại cần cho uống ngay một cốc chè gừng nóng, hay sữa, cháo nóng, không được để bệnh nhi đói khi đang tiêm Insulin liều cao.
- Hôn mê đái tháo đường là một thể nặng, dễ tử vong nên y tá – điều dưỡng phải có mặt thường xuyên bên giường bệnh nhi.
- Sau khi cấp cứu bệnh nhi tỉnh lại, nhưng có thể xuất hiện vã mồ hôi, chân tay lạnh…, đó là triệu chứng hạ đường huyết. Cần cho bệnh nhi uống ngay một cốc nước đường, hoặc tiêm glucose 30% 20ml vào tĩnh mạch, nếu không trẻ sẽ rất dễ tử vong.
IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo
- Tình trạng tinh thần, tim mạch.
- Số lượng ăn vào, uống vào.
- Số lượng nước tiểu 24 giờ.
- Số lượng và giờ tiêm
- Cân nặng 2 tuần/lần.
- Các biểu hiện bất thường khác.
VI. Hướng dẫn gia đình bệnh nhi
- Hướng dẫn bố mẹ biết chế độ ăn cho trẻ bị đái tháo đường.
- Hướng dẫn gia đình và trẻ theo dõi, đánh giá nước tiểu, tự thử lấy nước tiểu.
- Giải thích rõ những nguy hiểm có thể xảy ra khi dùng insulin quá liều.
- Với trẻ lớn tập tiêm lấy
- Hướng dẫn cách phát hiện các biểu hiện của quá liều insulin, và triệu chứng sớm của hôn mê do đái tháo đường.