Nội dung bài viết
I. Mục đích
- Bảo đảm vệ sinh cá nhân, chống loét.
- Đặt thông bàng quang, thụt hậu môn khi có rối loạn cơ tròn.
- Bảo đảm dinh dưỡng bệnh nhi.
- Phòng nhiễm khuẩn.
II. Chuẩn bị
Dụng cụ:
- Ống thông Nelaton hoặc Foley để thồng tiểu số 6, 8, 10, 12 phù hợp với lứa tuổi trẻ
- Bông, gạc, kẹp, dung dịch sát khuẩn, nước muối sinh lí NaCl 9 %0, 1 khăn có lỗ, 1 đòi găng cao su, dầu paraphin, ống xét nghiệm (nếu cần), bơm kim tiêm.
- Một bốc thụt có gắn ống cao su, 1 canun thụt, hoặc ống thông hậu môn, một bình đựng nước thụt, nước đun sôi để nguội, lượng nước thụt tuỳ theo tuổi không quá 5ỎOml.
- Ống thông hút dịch, ống thông cho ăn, bơm cho ăn.
- Đệm chống loét, túi chườm.
III. Các bước tiến hành
- Vệ sinh tắm, rửa cho trẻ hàng ngày.
- Tư thế nằm đệm chống loét có gối kê ở hai gót chân.
- Thay đổi tư thế hai giờ/1 lần, đạt bệnh nhi nghiêng trái, rồi nghiêng phải để tránh ứ đọng phổi và loét vùng cùng cụt.
- Xoa bóp trị liệu nhất là các chỗ bị liệt.
- Cặp nhiệt độ 2 lần/ngày. Nếu bệnh nhi có sốt cởi bớt quần áo, chườm mát ở trán và bẹn, báo bác sĩ chỉ định thuốc hạ sốt theo cân nặng.
- Khi bệnh nhi có cầu bàng quang (bí đái): đầu tiên xoa đều trên bề mặt bàng quang, xoa theo chiều kim đồng hồ. Dùng túi cao su nước ấm chườm ở khu vực bàng quang 10 phút. Tiếp theo dùng bàn tay đẩy từ rốn đến mu xương chậu. Nếu nước tiểu không chảy ra, tiến hành thông bàng quang theo đúng quy trình kĩ thuật đối vói bệnh nhi nữ, nam.
- Đề phòng táo bón: hướng dẫn bệnh nhi ăn đầy đủ (theo 4 ô vuông thức ăn) uống nhiều nước. Thụt tháo cho bệnh nhi đúng quy trình kĩ thuật nếu bệnh nhi bị táo bón.
IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo
- Các công việc chăm sóc và thực hiện.
- Các điểm cần báo cáo bác sĩ.
VI. Hướng dẫn gia đình bệnh nhi
- Giải thích tầm quan trọng của vệ sinh cá nhân và tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc.
- Thường xuyên nhắc nhở thay đổi tư thế, xoa bóp tích cực.
- Hướng dẫn cho bệnh nhi ăn đầy đủ (theo 4 ô vuông thức ăn), giàu đạm, dễ tiêu.