Nội dung bài viết
- I. Mục đích
- II. Chuẩn bị
- III. Các bước tiến hành
- 1. Nội dung theo dõi diễn biến của tiêu chảy: 2 giờ – 4giờ – 6 giờ /1 lần
- 2. Nội dung theo dõi dấu hiệu mất nước: 2 giờ – 4 giờ/llần.
- 3. Khôi lượng Oresol uống, khối lượng dịch truyền trong từng giai đoạn:
- 4. Khi bù nước bằng đường uống:
- 5. Khi bù nước bằng đường tĩnh mạch:
- 6. Tiếp tục nuôi dưỡng trẻ:
- 7. Rửa vùng hậu môn – sinh dục cho trẻ bằng nước ấm, thấm khô thay tã lót sau mỗi lần đi ngoài.
- IV. Hướng dẫn gia đình bệnh nhi
I. Mục đích
- Theo dõi diễn biến của bệnh tiêu chảy
- Theo dõi và phát hiện kịp thời các triệu chứng mất nước, mất điện giải.
- Bù nước đúng theo tình trạng mất nước.
- Đảm bảo tiếp tục nuôi dưỡng trẻ.
II. Chuẩn bị
Nếu bệnh nhi bù nước bằng đường uống, cần chuẩn bị chỗ ngồi để mẹ có thể cho con uống Oresol dễ dàng trong 3-4 giờ.
Nếu trẻ cần truyền dịch tĩnh mạch, nên truyền tại phòng cấp cứu để có thể theo dõi trong quá trình truyền.
* Chuẩn bị
- Oresol 1 gói, nước pha Oresol 1 lít, bình định lượng Oresol uống trong 4 giờ – thìa, cốc sạch.
- Dịch truyền:
+ Ringerlactat, dung dịch muối sinh lí 9‰.
+ Dung dịch bicarbonat 14‰, kim bướm, dây truyền, - Ông thông dạ dày nhỏ giọt Oresol khi trẻ nôn nhiều không truyền tĩnh mạch ngay.
III. Các bước tiến hành
1. Nội dung theo dõi diễn biến của tiêu chảy: 2 giờ – 4giờ – 6 giờ /1 lần
- Phân: số lần tiêu chảy 24 giờ, tính chất phân,số lượng.
- Nôn: số lần, khối lượng, chất nôn.
- Đau bụng: khóc, quằn quại khi đi ngoài, mót rặn, phân nhày mũi máu.
- Bụng trướng: bụng trướng căng khi hạ kali.
- Biếng ăn, sốt, đái ít.
2. Nội dung theo dõi dấu hiệu mất nước: 2 giờ – 4 giờ/llần.
- Toàn trạng: tỉnh táo, kích thích vật vã.
- Khát nưởc: uống bình thường, khát nước uống háo hức, li bì không uống được.
- Nếp véo da.
- Mạch, huyết áp, lượng nước tiểu ml/giờ.
3. Khôi lượng Oresol uống, khối lượng dịch truyền trong từng giai đoạn:
2giờ – 4 giờ, khối lượng nước uống, thức ăn.
Diễn biến các triệu chứng mất nước được chẩn đoán theo mức độ. Mất nước A – B – C (xem bảng chẩn đoán các dấu hiệu mất nước trong phác đồ điều trị)
4. Khi bù nước bằng đường uống:
- Giải thích cho bà mẹ yên tâm: bù dịch bằng cách cho trẻ uống Oresol
- Hướng dẫn mẹ cho con uống đúng cách: cho trẻ uống từng ngụm hoăc từng thìa một.
- Theo dõi số lượng dung dịch Oresol đã uống trong 4 giờ.
- Sau 4 giờ hướng dẫn mẹ cho trẻ bú hoặc ăn lại bình thường.
5. Khi bù nước bằng đường tĩnh mạch:
- Sau khi truyền tĩnh mạch: theo dõi tốc độ, khối lượng dịch truyền, phát hiện sớm các triệu chứng sốc huyết thanh để ngừng truyền và xử trí kịp thời.
- Nếu trẻ uống được vẫn cho trẻ uống Oresol 5ml/kg.
- Sau khi truyền 2 giờ nếu trẻ đòi ăn, vẫn cho trẻ bú hoặc ăn như thường.
6. Tiếp tục nuôi dưỡng trẻ:
- Giải thích bà mẹ cho trẻ bú, ăn tiếp tục như thường, không để trẻ nhịn ăn.
- Thức ăn cho trẻ ăn là loại thức ăn dễ tiêu, giàu năng lượng: sữa mẹ, bột, cháo.
- Nếu trẻ biếng ăn cho ăn nhiều bữa, mỗi bữa ăn ít một.
7. Rửa vùng hậu môn – sinh dục cho trẻ bằng nước ấm, thấm khô thay tã lót sau mỗi lần đi ngoài.
IV. Hướng dẫn gia đình bệnh nhi
1. Hướng dẫn mẹ khỉ bù nước:
- Cách pha Oresol, dung dịch bù nước tại nhà, nước cháo muối, sau mỗi lần ỉa cho uống 50 – 100ml.
- Cách cho uống Oresol: cho uống từ từ từng thìa, nếu trẻ nôn cho uống chậm lại 1-2 phút một thìa.
- Tiếp tục cho trẻ ăn, cho bú khi trẻ bị tiêu chảy.
2. Hướng dẫn mẹ cách phòng bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ:
- Nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung đầy đủ.
- Vệ sinh ăn uống: rửa tay sạch trước khi chuẩn bị thức ăn, hoặc cho trẻ ăn và chăm sóc trẻ.
- Vệ sinh môi trường: quản lí phân, dùng nước ăn uống sạch.
- Tiêm chủng đầy đủ, tiêm phòng sởi.