Chăm sóc bệnh nhi truyền máu

I. Mục đích

  • Đưa một lượng máu vào cơ thể bệnh nhi để bù lại lượng máu đã mất do xuất huyết, thiếu máu nặng đối với bệnh nhi:
    + Bệnh nhi bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng.
    + Các bệnh về máu
  • Đảm bảo an toàn trong quá trình truyền máu

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị bệnh nhi:

Giải thích cho bệnh nhi và người nhà yên tâm, cộng tác với y tá – điều dưỡng.

Cho bệnh nhi đi đại tiện, tiểu tiện trước khi truyền máu.

Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp trước khi truyền máu.

Kiểm tra xem bệnh nhi có tiền sử dị ứng hay phản ứng với máu không.

2. Chuẩn bị dụng cụ:

Dây truyền máu, bơm kim tiêm, kim cánh bướm các cỡ vô khuẩn.

Chai máu đã lấy ra khỏi tủ lạnh không quá 30 phút.

Bông cồn, gạc, băng dính, băng cuộn, kéo, nẹp dây garô, đồng hồ đếm giọt, quang treo chai máu.

Hộp bộc lộ tĩnh mạch.

Hộp thuốc cấp cứu chống sốc.

Lam kính làm phản ứng tin cậy trước khi truyền.

  • Huyết áp kế, ống nghe, phiếu truyền máu
  • Hai khay quả đậu đựng dung dịch sát khuẩn và đựng bồng băng bẩn Xe đẩy

III. Các bước tiến hành

  • Kiểm tra chai máu, dụng cụ, đẩy xe tới giường bệnh nhi. Thực hiện 3 kiểm tra 5 đối chiếu.
  • Rửa tay, đeo khẩu trang, mang găng.
  • Kiểm tra lại chai máu, nhóm máu, số lượng và chất lượng máu, màu sắc, ngày trữ máu.
  • Đo huyết áp, đếm mạch, đo nhiệt độ cho bệnh nhi.
  • Lắc nhẹ chai máu để hoà tan hồng cầu và huyết thanh.
  • Sát khuẩn nút chai, cắm chai truyền máu va chai máu, khoá hoặc kẹp dây truyền, treo chai máu lên cọc truyền.
  • Mở kẹp cho máu chảy từ từ vào ống lọc máu và đuổi hết khí. Lấy một giọt máu ra lam kính, khoá kẹp lại.
  • Trích một giọt máu của bệnh nhi để làm phản ứng tin cậy. Bác sĩ đọc kết quả, nếu truyền được thì truyền máu cho bệnh nhi.
  • Chọn vị trí truyền, sát khuẩn vùng truyền.
  • Đâm kim vào tĩnh mạch thấy máu chảy ra chắc chắn kim vào tĩnh mạch.
  • CỐ định kim truyền bằng băng dính.
  • Điều chỉnh số giọt truyền theo y lệnh.

* Làm phản ứng sinh vật:

  • Sau khi truyền theo y lệnh được từ 5 đến 15 ml thì cho chảy chậm lại 5 đến 8 giọt/ phút trong 5 phút:
  • Nếu không có phản ứng gì xảy ra, tiếp tục cho chảy theo y lệnh từ 5 đến 15 ml, rồi lại cho chảy chậm từ 5 – 8 giọt/phút trong 5 phút nữa. Nếu không có phản ứng gì thì mới cho chảy bình thường theo y lệnh.

* Theo dõi sát sắc mặt và phản ứng của bệnh nhi trong suốt thời gian truyền máu:

  • Nếu có dấu hiệu phản ứng, ngừng truyền, ủ ấm, báo bác sĩ xử trí
  • Khi chai máu cồn 5ml máu thì kẹp dây lại, rút kim và giữ lại chai máu.
  • Cho bệnh nhi nằm thoái mái, nghỉ ngoi sau 15 phút

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

  • Ghi kết quả đo huyết áp, đếm mạch, nhiệt độ của bệnh nhi trước khi truyển máu
  • Ghi ngày giờ truyền máu, tốc độ truyền, số lượng truyền, nhóm máu, phản ứng của bệnh nhi (nếu có), giờ truyền hết, tên người truyền vào phiếu truyền máu.
  • Ghi chép tình trạng bệnh nhi trong quá trình truyền máu, phản ứng nếu có.
  • Báo cáo bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường trong qúa trình truyền máu.

V. Hướng dẫn gia đình bệnh nhi

  • Giữ bệnh nhi cẩn thận, tránh giãy giụa làm chệch ven.
  • Không tự ý điều chỉnh số giọt truyền
  • Theo dõi và phát hiện những phản ứng của trẻ: khó thở, tím tái, sốt cao, nổi ban… phải báo bác sĩ ngay để xử trí.
  • Không cho trẻ ăn trong suốt thời gian truyền máu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *