Nội dung bài viết
I. Mục đích
- Hạn chế vận động, đi lại.
- Phát hiện và xử lí cao huyết áp có thể dẫn đến co giật, suy tim.
- Theo dõi chế độ ăn chặt chẽ.
- Hạ thấp mức độ nguy hiểm các biến chứng của bệnh.
II. Chuẩn bị
1. Gia đình và trẻ lớn:
- Giải thích về bệnh tật (bệnh gì, mức độ nặng nhẹ, có biến chứng gì…)
- Yêu cầu gia đình Hợp tác tốt với nhân viên y tế trong chăm sóc, theo dõi và nội quy bệnh phòng.
2. Phòng nằm của bệnh nhi:
Ấm, thoáng, không có gió lùa, ánh sáng vừa đủ để bác sĩ và nhân viên y tế dễ quan sát, theo dõi và chăm sóc bệnh nhi.
3. Dụng cụ cấp cứu:
- Máy đo huyết áp.
- Đèn pin nhỏ soi đủ sáng.
- Gần phòng cấp cứu: có hệ thống oxy mặt nạ, ống thông thở oxy và hút dịch xuất tiết, dụng cụ đè lưỡi khi cần.
III. Các bước tiến hành
1. Viêm cầu thận cấp thể não: (Viêm cầu thận cao HA -> phù não co giật)
- Đặt nằm phòng thoáng, ấm, đầu cao.
- Bảo đảm sự yên tĩnh, chăm sóc động tác vừa phải.
- Đặt dụng cụ đè lưỡi để tránh cắn vào lưỡi.
- Đặt ống thông dạ dày qua mũi.
- Thở oxy.
- Thực hiện nhanh y lệnh thuốc tiêm, thuốc uống cần phải nghiền nhỏ bơm qua ống thông vào dạ dày.
- Theo dõi chặt chẽ cơn giật, nôn và khoảng cách giữa các lần.
- 1 giờ đo huyết áp 1 lần.
- Bảo đảm dinh dưỡng bằng thức ăn lỏng qua ống thông hoặc qua miệng (nếu điều kiện cho phép) không để lạnh.
2. Viêm cầu thận cấp cao HA có suy tim cấp:
- Bảo đảm thông thoáng đường thở.
- Đặt nằm đầu cao, thoáng, ấm.
- Bảo đảm sự yên tĩnh.
- Thở oxy qua mặt nạ.
- Thực hiện nhanh y lệnh
- Theo dõi nhịp tim, tím tái.
- Theo dõi ho và cơn ho và chất nôn.
- Theo dõi bọt hồng do ho hoặc tự trào ra miệng.
- Đo huyết áp một giở/lần.
- Theo dõi nước tiểu: màu sắc, số lượng
- Bảo đảm dinh dưỡng một cách thích hợp.
- Không để lạnh.
IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo
- Số lượng nước tiểu.
- Huyết áp 1 giờ/lần.
- Mạch và nhịp thở 1 giờ/1 lần.
- Số lần co giật, kéo dài bao lâu, khoảng cách giữa các cơn giật?
- Có xuất hiện dấu hiệu tím tái không? Nếu có tím tái thì tím tái tăng lên, hay giảm đi?
- Chế độ ăn có bảo đảm nhạt tuyệt đối không ?
- Tình trạng dinh dưỡng và cân nặng hàng ngày.
VI. Hướng dẫn gia đình bệnh nhi
- Giải thích về bệnh tật, mức độ nặng, nhẹ của bệnh và yên tâm điều trị cho trẻ.
- Tuyệt đối nghe theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ và y tá – điều dưỡng trong việc chăm sóc theo dõi trẻ.
- Hướng dẫn bố (mẹ) vệ sinh thân thể cho trẻ (răng, miệng, mặt, da, hậu môn, sinh dục).
Hướng dẫn cách phòng bệnh:
- Vệ sinh thân thể.
- Vệ sinh tai, mũi, họng, da không để mụn nhọt, ghẻ lở ngoài da, viêm họng.
- Uống thuốc phòng viêm cầu thận cấp tái phát gần.
- Biết phòng nhiễm liên cầu khuẩn tiên phát.