Nội dung bài viết
I. Mục đích
- Phòng phù não nặng lên.
- Phòng thiếu oxy não.
- Phòng biến chứng hô hấp.
- Bảo đảm vệ sinh cá nhân, dinh dưỡng và nước.
- Hạn chế di chứng.
II. Chuẩn bị
1. Phòng nằm của bệnh nhi
- Nhiệt độ ổn định 24 – 25°c
- Phòng thoáng, ánh sáng vừa đủ, tránh tiếng ồn.
2. Dụng cụ cấp cứu
- Mặt nạ, bóp bóng, nguồn oxy, ống thông hút cỡ số thích hcrp, máy hút, bơm kim tiêm, dịch truyền, dịch mannitol.
- Ống thông cho ăn, bơm đế bơm sữa.
III. Các bước tiến hành
- Theo dõi nhiệt độ: cặp nhiệt độ ngày từ 2 – 4 lần trong giai đoạn nặng.
- Tránh làm tăng áp lực sọ não; đặt bệnh nhi nằm đầu cao 15-45 độ. Không nên gập cổ hay ngửa cổ, quay đầu mạnh, hoặc ấn vào ven cổ. Phòng táo bón bằng cách cho bệnh nhi ăn uống đủ nước.
- Đếm mạch, nhịp thở. Nếu nhịp thở chậm 15- 20 lần/phút hoặc nhanh trên 60 lần/phút nên cho thở oxy.
- Theo dõi diễn biến các dấu hiệu: co, giãn đồng tử, liệt các chi, phát hiện kịp thời giai đoạn bệnh nhi đi vào hôn mê để cho thở oxy.
- Kiểm soát số lượng dịch đưa vào bằng đường miệng, dịch truyền và lượng nước tiểu thải ra.
- Hút dịch xuất tiết ở mũi, miệng.
- Thay đổi tư thế 2 giờ/1 lần để tránh loét.
- Vỗ, rung lồng ngực, để tránh ứ đọng đờm dãi và xoa bóp tứ chi để tăng lưu thông tuần hoàn.
- Dinh dưỡng đảm bảo đủ calo và dễ tiêu,đủ nước chống táo bón.
- Vệ sinh bệnh nhi hàng ngày.
IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo
- Ghi mạch, nhịp thở, nhiệt độ 2 giờ/1 lần.
- Ghi tình trạng ý thức và vân động: li bì, lơ mơ, hôn mê, co giật, liệt.
- Tinh trạng tiêu hoá: rối loạn cơ tròn, dấu hiệu tăng áp lực nội sọ.
- Giờ hút dịch, tính chất dịch hút.
VI. Hướng dẫn gia đình bệnh nhi
- Duy trì sữa mẹ nếu có.
- Hướng dẫn cách vệ sinh thân thể, tránh kích thích đầu mạnh, gập cổ hay ngửa cổ, quay đầu để không gây tăng áp lực sọ não.
- Hướng dẫn phòng bệnh: tiêm vaccin phòng viêm não Nhật Bản B và viêm màng não do Haemophilus inluenza.