Nội dung bài viết
I. Mục đích
- Chống bội nhiễm tổn thương da lan rộng.
- Phục hồi nước điện giải.
- Bảo đảm dinh dưỡng.
- Bảo đảm vệ sinh buồng bệnh và người bệnh.
II. Chuẩn bị
1. Người bệnh:
- Giải thích, động viên, hướng dẫn để người bệnh yên tâm, cố gắng phối hợp với nhân viên y tế.
- Nếu người bệnh đau nhiều có thể cho giảm đau (theo y lệnh của bác sĩ) trước khi chăm sóc.
2. Người thực hiện:
- Y tá – điều dưỡng phải đầy đủ trang phục y tế.
- Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ.
- Phải đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn trong khi thực hiện chăm sóc người bệnh.
3. Nơi thực hiện:
Tại giường bệnh
4. Dụng cụ
- Các dụng cụ chăm sóc vệ sinh toàn thân: găng tay vô trùng, bông, băng, gạc.
- Các dụng cụ nuôi dưỡng.
- Giường bột talc vô trùng: ga, bột talc.
- Dung dịch sát khuẩn: Jarich, betadin, dungdịch muối rửa 9‰.
- Dụng cụ tiêm truyền, các dung dịch tiêm truyền (xem thêm bài chăm sóc người bệnh có hội chứng Stevens Johnson).
III. Các bước tiến hành
1. Nằm giường bột talc vô trùng:
- Vệ sinh toàn thân người bệnh, lau rửa tổn thương, bôi các thuốc sát trùng: dung dịch Jarich, betadin.
- Thay ga sạch, sau đó rải bột talc vô trùng đều khắp mặt ga.
- Xoa bột talc phủ kín các tổn thương da, bọc người bệnh trong ga talc. Thay ga talc vệ sinh ít nhất 2 lần/ngày hoặc bất cứ lúc nào talc và ga bị thấm ướt.
2. Chăm sóc ngũ quan:
Đặc biệt chú ý chăm sóc mắt, nhỏ mắt, mũi, tai bằng các thuốc chuyên khoa (xem thêm bài chăm sóc người bệnh có hội chứng Stevens Johnson).
3. Đảm bảo cán bằng nước điện giải:
- Do người bệnh bị mất da diện rộng, nên sẽ bị mất huyết tương, nước và điện giải qua các vùng bị tổn thương, có thể dẫn tới giảm thể tích tuần hoàn.
- Nếu có tụt huyết áp cần phải truyền bù nước – điện giải và thuốc vận mạch (dopamin) ngay tại phòng cấp cứu và duy trì đầy đủ trong qúa trình điều trị. Tổn thương hoại tử da nhiễm độc nên được điều trị bồi phụ nước điện giải như bỏng độ II. Tốt nhất là người bệnh được điều trị tại khoa bỏng hoặc buồng vô trùng khoa Hồi sức cấp cứu.
4. Dinh dưỡng:
- Ăn lỏng dễ tiêu, bảo đảm đủ Calo: 35 Kcalo/kg cân nặng, nếu có nhiễm khuẩn có thể tăng dần tới 50 Kcalo/kg cân nặng.
- Chú ý tránh các thức ăn gây dị ứng.
- Cung cấp thêm vitamin bổ sung bằng các loại hoa quả hoặc nước hoa quả tươi.
5. Vệ sinh buồng bệnh và cá nhân:
- Tránh mùi hôi, chống ruồi, muỗi.
- Bảo đảm thoáng mát, tránh nóng, lạnh.
- Hạn chế người vào thăm và tiếp xúc với người bệnh.
6. Ngừng các thuốc có thể là nguyên nhân gáy dị ứng:
- Ghi rõ các loại thuốc này ở các bảng theo dõi bệnh án.
IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo
* Chú ý:
- Mô tả tiến triển của tổn thương: khô, ướt, có mủ…
- Tình trạng nhiễm trùng nếu cổ.
- Ghi rõ cân bằng nước vào, ra: ăn uống, tiểu, nôn, ỉa lỏng…
- Các XN: Protid máu – điện giải máu.Transaminase.
- Mạch, nhiệt độ, huyết áp.
- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.
V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình
- Thường xuyên thay đổi tư thế, ngồi dậy sớm.
- Hướng dẫn người bệnh và gia đình giữ vệ sinh cho người bệnh, đề phòng nhiễm trùng trong quá trình điều trị.
- Hướng dẫn phòng tránh các thuốc, hoá chất nguy hiểm, ví dụ: sulfamid, biseptol, sulfon, phenylbutazon, thuốc chống động kinh, penicillin.