Nội dung bài viết
I. Mục đích
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và phụ giúp bác sĩ làm sốc điện.
- Theo dõi người bệnh để sớm phát hiện các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi làm sốc điện.
II. Chuẩn bị
1. Người bệnh:
- Trong trường hợp sốc điện cấp cứu: đặt người bệnh nằm ngửa trên 1 nền cứng, cách điện với xung quanh (trên cáng hoặc trên giường có chân bọc cao su khô, đặt trên nền khô; cởi áo người bệnh bộc lộ vùng ngực, lau sạch vùng ngực sẽ đặt điện cực (dưới đòn bên phải và vùng mỏm tim).
- Trong trường họp sốc điện điều trị có chuẩn bị:
+ Giải thích để người bệnh và gia đình hiểu led ích của việc sốc điện điều trị, cũng như những rủi ro có thể xảy ra.
+ Kiểm tra lại việc dùng thuốc chống đông của người bệnh (bao nhiêu ngày, thuốc gì), làm xét nghiệm đông máu theo chỉ định và lấy xét nghiệm đưa bác sĩ xem trước khi tiến hành sốc điện.
+ Đưa người bệnh vào phòng thủ thuật, làm điện tim trước khi tiến hành sốc điện, bộc lộ rộng vùng ngực, lau sạch vùng da sẽ đặt điện cực.
+ Cho người bệnh thở oxy. Đếm nhịp thở, nhịp tim, đo huyết áp, lấy nhiệt độ cho người bệnh.
+ Đặt 1 đường truyền tĩnh mạch
2. Người thực hiện:
- Y tá- điều dưỡng đầy đủ trang phục y tế.
- Nếu người bệnh nặng cần phải có người phụ giúp.
3. Nơi thực hiện:
- Tại giường bệnh.
- Cần kiểm tra lại tính cách điện của giường bệnh để tránh tai nạn.
4. Dụng cụ:
- Địa điểm tiến hành: bệnh phòng hoặc phòng cấp cứu (trong trường hơp sốc điện cấp cứu), phòng thủ thuật (trong trường hợp sốc điện điều trị có chuẩn bị).
- Dụng cụ:
+ Máy sốc điện (thường đồng thời là máy theo dõi điện tim liên tục).
+ Máy điện tim (để ghi điện tim 12 chuyển đạo), máy đo Sp02 + Kem dẫn điện.
+ Kiểm tra dây đất của các thiết bị nối vào người bệnh.
+ Dụng cụ hồi sức hô hấp: ống nội khí quản, bóng Ambu, mặt nạ, nối sẩn bóng Ambu với hệ thống oxy, máy hút đờm và ống thông hút đờm vô khuẩn.
+ Các thuốc cần thiết trong hồi sức ngừng tuần hoàn: adrenalin, xylocain.
+ Thuốc gây mê tĩnh mạch (thiopental), thuốc an thần (Hypnovel, Seduxen).
+ Bơm tiêm và kim tiêm vô khuẩn, dịch truyền, dụng cụ truyền dịch.
+ Ông nội khí quản, đèn soi thanh quản.
III. Các bước tiến hành
- Bôi kem dẫn điện vào 2 bản điện cực.
- Nạp điện máy sốc theo chỉ định của bác sĩ
- Tiêm thuốc gây mê theo chỉ định của bác sĩ (tiêm chậm, dừng tiêm và rút kim ngay khi bác sĩ ra lệnh chuẩn bị sốc). Sốc điện cấp cứu không phải thực hiện bước này.
- Thực hiện ngay các động tác hồi sinh tim phổi nếu cẫn thiết (đấm vùng trước tim, bóp bóng qua mặt nạ với oxy lưu lượng cao hoặc 100%, ép tim ngoài lồng ngực nếu cần thiết). Chuẩn bị cho bác sĩ đặt ống nội khí quản nếu có chỉ định.
- Nếu sốc điện cấp cứu mà không có kết quả: lặp lại óác bước 1-2-4 lần nữa (với liều điện cao hơn).
- Sau khi sốc điện: người bệnh phải được đặt nằm trong phòng cấp cứu có máy theo dõi liên tục.
- Theo dõi tình trạng ý thức (điểm Glasgow), tình trạng vận động của người bệnh (có xuất hiện liệt hay không).
- Cho người bệnh thở oxy 4 lít/phút. Theo dõi tình trạng hô hấp: tần số thở, nhịp thở, môi và đầu chi, Sp02. Phải bảo đảm hô hấp nhân tạo cho người bệnh nếu có suy hô hấp (bóp bóng hoặc thở máy).
- Theo dõi tần số tim, nhịp tim (đều hay loạn nhịp) trên máy theo dõi liên tục. Đo huyết áp (HA) 30 phút/lần trong 2 giờ đầu, sau đó đo 1 giờ, 3 giờ/lần.
- Thực hiện chỉ định điều trị và làm các xét nghiệm.
- Báo cáo ngay với bác sĩ nếu có diễn biến bất thường.
- Tuỳ theo bệnh nguyên nhân của chỉ định sốc điện và tình trạng suy tim, suy hô hấp mà có các biện pháp chăm sóc thích hợp (xem thêm các bài có liên quan).
IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo
- Mạch, HA, nhịp thở, nhiệt độ, nước tiểu.
- Ghi điện tim (bắt buộc).
- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.
V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình
- Trước khi tiến hành sốc điện phải giải thích cho người bệnh hiểu sự cần thiết của thủ thuật và kiểm tra xem người bệnh có dùng thuốc chống đông đầy đủ hay không?
- Khi người bệnh chuẩn bị ra viện, giải thích để ngưòi bệnh an tâm tuân thủ điều trị, uống thuốc đều đặn, đúng chỉ định, dặn người bệnh cần đến kiểm tra định kì khi đã ra viện.