Nội dung bài viết
- I. Mục đích
- II. Chuẩn bị
- III. Các bước tiến hành
- 1. Đánh giá tình trạng chung người bệnh:
- 2. Thực hiện các kĩ thuật hỗ trợ hô hấp:
- 3. Thực hiện thuốc theo y lệnh.
- 4. Thực hiện các xét nghiệm theo y lệnh.
- 5. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng:
- 6. Vệ sinh người bệnh, chống loét, chống tắc mạch:
- 7. Chế độ nghỉ ngoi, vận động:
- 8. Theo dõi sát và sẵn sàng tham gia cấp cứu:
- IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo
- V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình
I. Mục đích
- Đảm bảo cho người bệnh được hỗ trợ hô hấp tốt.
- Cải thiện tình trạng suy tim.
- Đảm bảo dinh dưỡng, năng lượng, thăng bằng nước điện giải.
- Chống các biến chứng: tắc mạch, loét, tắc đờm.
- Giúp người bệnh tin tưởng vào điều trị, kĩ thuật chăm sóc và hợp tác điều trị.
II. Chuẩn bị
1. Người bệnh:
- Giải thích động viên cho người bệnh.
- Đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa đầu cao 30° – 45°
2. Người thực hiện:
Y tá – điều dưỡng đầy đủ trang phục y tế.
3. Nơi thực hiện:
Tại giường bệnh.
4. Dụng cụ:
- Ống thông, mặt nạ thở oxy.
- Bóng Ambu, ống nội khí quản
- Máy thở BiPAP, CPAP
- Ống thông hút đờm, máy hút
- Máy theo dõi tại giường: Nhịp tim, huyết áp SpO2, ETCO2
III. Các bước tiến hành
1. Đánh giá tình trạng chung người bệnh:
- Tuổi, giới, tinh thần người bệnh: tỉnh, lơ mơ, ngủ gà, vật vã…
- Thể trạng người bệnh: suy kiệt, béo phì, phù,….
- Dấu hiệu khó thở: tím môi, đầu chi, toàn thân, vã mồ hôi, thở nhanh? thở chậm? Co kéo cơ hô hấp.
2. Thực hiện các kĩ thuật hỗ trợ hô hấp:
- Tuỳ thèo mức độ suy hô hấp: nhẹ, trung bình, nặng, nguỵ kịch mà có các chỉ định phù hợp như thở oxy, BiPAP, hoặc đặt nội khí quản thở máy.
- Đặt máy theo dõi sát mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2, ETCO2.
- Làm thông thoáng đường thở:
+ Để người bệnh nằm đầu cao.
+ Vỗ rung ngực, lưng; dẫn lưu đờm dãi.
+ Hướng dẫn người bệnh cách thở, ho, tống đờm ra ngoài.
+ Hút dòm dãi làm sạch họng miệng, nếu có ống nội khí quản hoặc mở khí quản phải tiến hành hút rửa phế quản.
+ Nếu có thở máy, phải kiểm tra hoạt động của máy thở, sự hợp tác của người bệnh với máy, chú ý xử trí khi máy có báo động.
+ Trường hợp người bệnh có tắc đờm, xẹp phổi, phải chuẩn bị để tiến hành nội soi phế quản.
+ Cải thiện tình trạng suy tim: đảm bảo oxy và hỗ trợ hô hấp.
3. Thực hiện thuốc theo y lệnh.
4. Thực hiện các xét nghiệm theo y lệnh.
5. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng:
- Đảm bảo 30Kcal/kg, nếu có nhiễm khuẩn, thở máy phải đảm bảo 40-50 Kcal/kg. Giảm glucid, tăng lipid trong khẩu phần ăn.
- Chế độ ăn hạn chế muối nước nếu người bệnh có phù.
- Người bệnh suy kiệt phải tăng protid, acid amin trong khẩu phần ăn.
- Nếu người bệnh ăn kém phải đặt ống thông dạ dày để cho ăn.
- Cân bằng nước ra vào tránh để người bệnh thiếu nước hoặc phù, duy trì nước tiểu khoảng 1,5 lít/24giờ.
- Đảm bảo Na, K máu bình thường. Bù đủ Mg và P máu với sự tham gia của bác sĩ.
6. Vệ sinh người bệnh, chống loét, chống tắc mạch:
- Vệ sinh thân thể người bệnh hàng ngày, mùa đông đủ ấm, mùa hè đủ mát.
- Người bệnh nặng: giúp đỡ người bệnh đại tiểu tiện tại giường, vệ sinh hậu môn, sinh dục.
- Xoa bóp, vỗ rung, thay đổi tư thế chống loét do nằm.
- Thuốc dự phòng tắc mạch phổi: heparin, phân tử thấp theo chỉ định.
7. Chế độ nghỉ ngoi, vận động:
- Giai đoạn bệnh tiến triển người bệnh phải nghỉ tại giường, giúp người bệnh vệ sinh thân thể.
- Giai đoạn bệnh ổn định, giúp người bệnh vận động trở lại.
- Tránh các hoạt động thể lực, gắng sức.
8. Theo dõi sát và sẵn sàng tham gia cấp cứu:
- Luôn chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu và tham gia cấp cứu cùng bác sĩ.
- Theo dõi sát người bệnh, thường xuyên báo cáo tình trạng cho bác sĩ.
IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo
Ghi đầy đủ các dấu hiệu:
- Ý thức người bệnh: tỉnh táo hay lơ mơ ngủ gà.
- Khó thở, xanh tím.
- Mạch đều hay không đều, tần số, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, nước tiểu, đờm.
- Điện tâm đồ, SpO2 ETCO2
- Lập bảo theo dõi, lập kế hoạch chăm sóc.
- Báo cáo thường xuyên với bác sĩ tình trạng hô hấp và các dấu hiệu hoặc xét nghiệm bất thường.
V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình
- Giải thích động viên để người bệnh yên tâm họp tác điều trị.
- Hướng dẫn giải thích cho người bệnh hiểu về bệnh và biết cách tự theo dõi tại nhà như: đờm, số lượng, tính chất, tình trạng khó thở, phù, theo dõi nhiệt độ, biết khám lại kịp thời.
- Huấn luyện cho người nhà người bệnh kĩ thuật vỗ rung, dẫn lưu đờm tư thế.
- Hướng dẫn người bệnh tập thở, tập ho.
- Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, vận động nhẹ, tránh gắng sức.
- Yêu cầu người bệnh bỏ thuốc lá,’thuốc lào, rượu bia. Tránh môi trường nhiều khói bụi.
- Điều trị sớm và tích cực các nhiễm khuẩn hô hấp.