Chăm sóc người bệnh viêm đường mật

I. Mục đích

  • Làm giảm cơn đau cho người bệnh.
  • Phát hiện sớm các biến chứng báo bác sĩ để xử lí kịp thời.
  • Đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng, đủ calo phù họp cho người bệnh.

II. Chuẩn bị

1. Người bệnh:

  • Giải thích, hướng dẫn động viên để người bệnh yên tâm.
  • Nằm nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái tại giường.
  • Nhận định tình trạng người bệnh.
    + Mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp + Vàng mắt, vàng da.
    + Rối loạn tiêu hoá.
    + Nước tiểu.

2. Người thực hiện:

Bác sĩ, Y tá-điều dưỡng trang phục y tế đầy đủ.

3. Nơi thực hiện:

  • Tại giường bệnh.

4. Dụng cụ:

  • Dụng cụ được sắp xếp đầy đủ gọn gàng trên xe chăm sóc người bệnh.
  • Thực hiện đầy đủ quy chế vô trùng khi thực hiện thuốc và chăm sóc cho người bệnh.

III. Các bước tiến hành

1. Chế độ nghỉ ngơi và vệ sinh:

  • Người bệnh nằm nghỉ trên giường. Nên xếp giường cạnh cửa sổ để theo dõi vàng da.
  • Vệ sinh răng miệng, thân thể. Thay quần áo, ga hàng ngày. Dùng nước ấm về mùa lạnh. Nếu người bệnh có nôn phải xem chất nôn, màu sắc, số lượng kịp thời báo bác sĩ biết.

2. Chế độ ăn uống:

  • Hướng dẫn người bệnh ăn nhẹ, dễ tiêu (súp, nước hoa quả).
  • Thức ăn đủ dinh dưỡng, đủ calo nhiều glucid, protid và vitamin, ít mỡ.
  • Lượng dịch vào (ăn, uống) l,51ít đến 2,51ít/24 giờ.

3. Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn:

  • Đếm mạch, nhịp thở, đo huyết áp 2 lần/ngày và thực hiện chế độ theo dõi theo y lệnh.
  • Đo nhiệt độ: nếu sốt chườm lạnh trán, bẹn nhưng không chườm ở vùng gan nếu bất thường báo cho bác sĩ.

4. Theo dõi cơn đau, màu da, niêm mạc mát:

Theo dõi nước tiểu, phân (màu sắc, số lượng 24 giờ.)

5. Thực hiện y lệnh:

  • Thực hiện thuốc theo y lệnh đầy đủ.
  • Chuẩn bị và thực hiện các xét nghiệm phục vụ điều trị và chẩn đoán đầy đủ: Siêu âm đường mật, đường máu, urê máu, CTM, GOT, GPT protein niệu, amylase máu.

* Theo dõì các biến chứng:

  • Thể trạng xấu hơn hoặc các dấu hiệu sinh tồn – không ổn định.
  • Sốt cao, tụt huyết áp,đau bụng, bụng chướiig có thể do sốc nhiễm khuẩn, thủng túi mật, viêm màng bụng.
  • SỐ lượng nước tiểu ít, màu sẫm.
  • Da mặt, củng mạc mắt vàng.
  • Đau bụng nhiều, có chướng bụng thì báo bác sĩ biết ngay khi phát hiện thấy các dấu hiệu trên.
  • Sau khi thực hiện y lệnh và chăm sóc xong:
    + Thu dọn dụng cụ gọn gàng.
    + Rửa tay.

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

  • Các dấu hiệu sinh tồn.
  • Thể trạng.
  • Cơn đau.
  • Tình trạng dinh dưỡng.
  • Ghi vào phiếu chăm sóc,
  • Khi người bệnh có dấu hiệu bất thường phải báo ngay bác sĩ để xử lí kịp thời.
  • Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo và kí tên.

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

  • Động viên người bệnh ăn uống.
  • Hướng dẫn và cùng người nhà đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.
  • Chế độ nghỉ ngơi, vệ sinh phù họp với tình trạng bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *