Nội dung bài viết
- I. Mục đích
- II. Chuẩn bị
- III. Các bước tiến hành
- 1. Theo dõi toàn trạng:
- 2. Theo dõi cơn co tử cung (tần số, khoảng cách, độ dài, cơn co): trong cuộc chuyển dạ được chia thành 2 giai đoạn:
- 3. Theo dõi tim thai:
- 4. Sự tiến triển của ngôi thai: 2 giờ / lần
- 5. Theo dõi độ xoá mở cổ tử cung: 4 giờ/lần và khi có chỉ định của bác sĩ
- 6. Theo dõi đầu ối: 4 giờ / lần và cùng thăm khám cổ tử cung
- IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo
- V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình
I. Mục đích
- Đảm bảo an toàn cho mẹ và con
- Phát hiện sớm những bất thường trong cuộc chuyển dạ đẻ
II. Chuẩn bị
1. Người thực hiện: nữ hộ sinh (mũ, khẩu trang, áo choàng theo quy định)
2. Nơi thực hiện: tại khoa sản
3. Dụng cụ:
- Nhiệt kế, huyết áp kế,
- Ống nghe tim phổi, đồng hồ bấm dây,
- Ống nghe tim thai hoặc máy Monitoring,
- Các loại thuốc cần thiết, găng khám, dầu paraphin, dung dịch betadin.
III. Các bước tiến hành
Nữ hộ sinh rửa tay theo quy định
1. Theo dõi toàn trạng:
- Khám phù
- Đo nhiệt độ, đếm mạch, đo huyết áp 4 giờ / lần và đo khi cần thiết
- Da, niêm mạc
2. Theo dõi cơn co tử cung (tần số, khoảng cách, độ dài, cơn co): trong cuộc chuyển dạ được chia thành 2 giai đoạn:
a. Giai đoạn tiềm tàng:
Khi cổ tử cung mở 0-3cm đo cơn co 2giờ/lần hoặc 1 giờ/lần theo chỉ định của bác sĩ
b. Giai đoạn tích cực:
Khi cổ tử cung mở từ > 3cm đo cơn co 1 giờ / lần hoặc 30 phút / lần tuỳ theo chỉ định của bác sĩ.
3. Theo dõi tim thai:
a. Giai đoạn tiềm tàng: 2 giờ / lần – 1 giờ / lần
b. Giai đoạn tích cực: 30 phút / lần – 15 phõt / lần
- Tần số 120 lần / phút – 140 lần / phút (bình thường)
- Nhịp điệu đều hay không
- Âm sắc mạnh hay yếu
- Nếu tim thai suy:
+ Tim thai >160 lần / phút → suy nhanh
+ Tim thai <120 lần / phút → suy chậm
+ Cho thở oxy hướng dẫn sản phụ nằm nghiêng trái
+ Báo bác sĩ
Chú ý: nghe tim thai kết hợp với đo cơn co tử cung và phải nghe tim thai khi ối vỡ hoặc sau khi bấm ối, khi sản phụ rặn đẻ và sau mỗi cơn co.
4. Sự tiến triển của ngôi thai: 2 giờ / lần
- Nắn đầu thai để đánh giá độ lọt của ngôi:
+ Độ cao: thăm âm đạo thấy đầu di động có thể đẩy lên rất dễ dàng, đổng thời có thể đẩy sang phải sang trái
+ Độ chúc: khám thấy đầu không di động sang phải và trái nhưng còn có thể đẩy lên, thấy thóp sau ở một bên khung chậu của người mẹ.
+ Độ chặt: khám thấy đầu không di động nhưng chưa xuống sâu trong âm đạo. Nếu ngôi chỏm cúi tốt, sẽ thấy thóp sau ở chính giữa cổ tử cung.
+ Độ lọt: lọt cao; lọt trung bình; lọt thấp
- Xác định mức độ tiến triển của ngôi thai
5. Theo dõi độ xoá mở cổ tử cung: 4 giờ/lần và khi có chỉ định của bác sĩ
- Rửa tay theo quy định
- Vệ sinh âm hộ- tầng sinh môn
- Đi găng vô khuẩn
- Thăm khám nhẹ nhàng để đánh giá độ xoá mở cổ tử cung và tình trạng cổ tử cung (mềm, mỏng, phù, cứng)
Đối với con so:
- Độ mở cổ tử cung kéo dài khoảng từ 6-8 giờ
- Thời gian sổ thai 30 phút – 1 giờ
Đối với con dạ:
- Độ mở cổ tử cung kéo dài khoảng từ 3- 6 giờ
Bất thường:
- Cổ tử cung mở chậm từ 0-3cm kéo dài 10 giờ
- Cổ tử cung mở chậm ít 1 giờ và không mở thêm
- Cổ tử cung mở hết 1 giờ đầu không lọt
- Sau sổ thai 1 giờ rau không sổ
6. Theo dõi đầu ối: 4 giờ / lần và cùng thăm khám cổ tử cung
- Kết quả tình trạng đầu ối:
+ Còn hay vỡ
+ Thời gian vỡ
- Tinh trạng nước ối (số lượng, màu sắc, mùi)
- Rửa tay
IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo
- Ghi các thông số và kết quả sau mỗi lần khám vào hồ sơ chăm sóc và biểu đồ chuyển dạ
- Đánh giá cuộc chuyển dạ bình thường hay có nguy cơ. Nếu có nguy cơ cần:
+ Báo bác sĩ
+ Thông báo và giải thích cho sản phụ và gia đình sản phụ biết tình trạng.
V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình
- Hướng dẫn cho sản phụ những điều cần thiết như phương pháp thở,rặn khi chuyển dạ.
- Chế độ ăn: ăn, uống khi sản phụ có nhu cầu (đặc biệt chú ý hướng dẫn chế độ ăn cho sản phụ có nguy cơ cao).
- Chế độ vệ sinh: vệ sinh vùng sinh dục.