Chăm sóc theo dõi người bệnh mang thai ngoài tử cung

I. Mục đích

  • Phát hiện sớm mang thai ngoài tử cung
  • Tránh chảy máu trong dẫn đến tử vong

II. Chuẩn bị

1. Ngưòi thực hiện:

Nữ hộ sinh hoặc y tá-điều dưỡng (trang phục đầy đủ)

2. Người bệnh:

  • Theo dõi tại khoa Phụ
  • Được thông báo và giải thích tình trạng và tầm quan trọng của bệnh

3. Hồ sơ – dụng cụ:

  • HỒ sơ:
    + Hồ sơ của người bệnh được làm hoàn thiện đầy đủ về tiền sử bệnh và tình trạng bệnh hiện tại
    + Làm đầy đủ các thủ tục hành chính
  • Dụng cụ:
    + Nhệt kế, huyết áp kế. ống nghe tim phổi
    + Dụng cụ để làm vệ sinh khi mổ cấp cứu

III. Các bước tiến hành

1. Mang thai ngoài dạ con chưa vỡ:

  • Nhận người bệnh vào khoa Phụ, xếp buồng, giường.
  • Hướng dẫn nội quy khoa phòng và giải thích cho người bệnh biết những điều cẫn thiết
  • Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp 3 lần/ ngày và khi cần thiết
  • Theo dõi những dấu hiệu lâm sàng: đau bụng hay không ? ra huyết không?
  • Khám lâm sàng hàng ngày
  • Hướng dẫn và giúp người bệnh làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ
  • Chế độ ăn: ăn uống bình thường
  • Chế độ nghỉ ngoi và vệ sinh:
    + Nghỉ ngơi thư giãn
    + Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

2. Chửa ngoài dạ con vỡ: khi có dấu hiệu chẩn đoán là chửa ngoài dạ con vỡ:

  • Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp ngay lập tức
  • Quan sát toàn trạng người bệnh: da, niêm mạc
  • Mời bác sĩ khám ngay
  • Truyền dịch hồi sức nếu cần thiết

* Khi có chỉ định mổ cấp cứu:

  • Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh về tình trạng bệnh và cách giải quyết
  • Kiểm tra hổ sơ bệnh án và cho người bệnh kí giấy mổ
  • Vệ sinh vùng sinh dục và vùng bụng
  • Chuyển người bệnh đến bàn mổ bằng xe nằm
  • Bàn giao người bệnh và hồ sơ bệnh án cho y tá-điều dưỡng phòng Mổ (ghi rõ ngày giờ)

3. Sau mổ:

  • Theo dõi toàn trạng sau mổ: lh/llần trong 6 giờ đầu
    + Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp 3 giờ/lần (những giờ tiếp theo của ngày đầu sau mổ)
    + Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp 2 lần/ ngày và khi cần thiết (cho những ngày sau)
  • Thực hiện thuốc: tiêm, truyền dung dịch hoặc truyền máu theo chỉ định của bác sĩ
  • Giúp đỡ nâng người bệnh ngồi dậy từ ngày thứ 2 sau mổ
  • Nếu người bệnh không thể dậy do quá yếu hoặc do bệnh lí có chỉ định của bác sĩ phải nằm tại chỗ thì giúp người bệnh trở mình (1-2 giờ/lần) và mỗi ngày 2-3 lần xoa bóp các chi, vỗ rung lồng ngực để lưu thông khí
  • Giúp người bệnh giải quyết các nhu cầu sinh hoạt: ăn, uống, tiểu đại tiện và giúp cho bệnh nhân tập đi lại trong buồng bệnh
  • Chế độ dinh dưỡng: những ngày đầu sau mổ ăn nước cháo và các thức ăn lỏng sau khi trung tiện ăn bình thường
  • Chăm sóc vết mổ:
    + Thay băng vết mổ theo quy định, nếu vết mổ có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì thay băng hàng ngày
    + Cắt chỉ vào ngày thứ 5 hoặc theo y lệnh của bác sĩ
  • Làm vệ sinh âm hộ và vùng tầng sinh môn hàng ngày

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

  • Đánh giá tình trạng người bệnh trước và sau mổ
  • Ghi chép các thông số, dấu hiệu và các chăm sóc đã thực hiện
  • Bàn giao tình trạng người bệnh và những yêu cầu chăm sóc tiếp theo.
  • Báo cáo bác sĩ kịp thời khi người bệnh có dấu hiệu bất thường.

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

1. Trong thời gian nằm viện

  • Thực hiện nội quy khoa phòng
  • Hướng dẫn những yêu cầu thực hiện trong chuyên môn
  • Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân

2. Khi ra viện hướng dẫn:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ (nhất là vùng mổ)
  • Chế độ nghỉ ngơi
  • Đến khám lại theo hẹn của bác sĩ
  • Thực hiện sinh đẻ kế hoạch.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *