Chỉ số INR trong xét nghiệm máu

Xét nghiệm INR là một loại xét nghiệm máu để đo thời gian đông máu. Còn được gọi xét nghiệm đông máu. Nó được sử dụng để theo dõi các loại thuốc chống đông máu. Chỉ số INR theo tỷ lệ chuẩn hóa quốc tế, cũng có thể được sử dụng để kiểm tra xem bạn có vấn đề về hiệu lực chống đông máu hay không.

1. Chỉ định xét nghiệm INR

Thông thường, xét nghiệm INR luôn được tiến hành cùng lúc với xét nghiệm PT (Prothrombin Time – xét nghiệm kiểm tra quá trình đông máu) và xét nghiệm PTT (Partial Thromboplastin Time – xét nghiệm đông máu từng phần) nhằm mục đích:

  • Tìm một nguyên nhân cho chảy máu bất thường hoặc bầm tím;
  • Kiểm tra tác dụng của warfarin (Coumadin). Sẽ kiểm tra thường xuyên để đảm bảo đang dùng đúng liều;
  • Kiểm tra mức độ thấp của các yếu tố đông máu. Việc thiếu một số yếu tố đông máu có thể gây ra các rối loạn chảy máu như bệnh máu khó đông, được truyền trong các gia đình (di truyền).
  • Kiểm tra mức độ thấp của vitamin K. Vitamin K là cần thiết để tạo prothrombin và các yếu tố đông máu khác;
  • Kiểm tra xem có an toàn để làm thủ thuật hoặc phẫu thuật có thể gây chảy máu;
  • Kiểm tra gan hoạt động như thế nào. Nồng độ prothrombin được kiểm tra cùng với các xét nghiệm gan khác, chẳng hạn như aspartate aminotransferase và alanine aminotransferase;
  • Kiểm tra xem cơ thể có sử dụng hết các yếu tố đông máu nhanh đến mức máu không thể đông và máu không ngừng chảy. Điều này có thể có nghĩa là đã đông máu nội mạch (DIC).

2. Thực hiện xét nghiệm INR

Nhiều loại thuốc có thể thay đổi kết quả của xét nghiệm INR do dây là một nghiệm pháp xét nghiệm máu. Hãy chắc chắn nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc không kê đơn và thuốc theo toa dùng, cũng như bất kỳ sản phẩm sức khỏe tự nhiên nào sử dụng.

Xét nghiệm INR bằng máu mao mạch đầu ngón tay bệnh nhân trên máy đo INR CoaguCheck XS cầm tay và và que giấy thử tẩm thromboplastin (Roche Diagnostics). Đồng thời lấy máu tĩnh mạch bệnh nhân.

2.1 Lấy máu mao mạch đầu ngón tay

Chuẩn bị dụng cụ:

  • Máy xét nghiệm INR cầm tay Coagucheck XS (Roche, Germany);
  • Kim bấm lấy máu mao mạch đầu ngón tay;
  • Que giấy thử tẩm sẵn thromboplastin được mã hóa phù hợp với máy xét nghiệm;
  • Bông, cồn, dây ga rô;
  • Bơm tiêm lấy máu tĩnh mạch và ống xét nghiệm đông máu;

Các bước tiến hành xét nghiệm INR máu mao mạch đầu ngón tay:

  • Bật công tắc máy, cho thẻ mã hóa que thử vào khe đọc mã của máy Coagucheck;
  • Cài que giấy thử vào khe cắm que thử;
  • Máy kiểm tra que thử, nếu que thử phù hợp với mã thẻ thì máy báo sẵn sàng tiếp nhận máu xét nghiệm;
  • Sát trùng đầu ngón tay trỏ của bệnh nhân, vuốt dọc ngón tay từ gốc ngón để máu tập trung vào đầu ngón tay;
  • Dùng bút bấm kim để chích nhẹ vào đầu ngón tay của bệnh nhân;
  • Bóp nhẹ để máu chảy ra tập trung ở đầu ngón tay thành một giọt đầy;
  • Cho giọt máu chảy vào phần quy định nhận máu ở đầu que thử;
  • Sau 1 phút, kết quả INR và tỷ lệ Prothrombin sẽ hiện lên ở màn hình của máy Coagucheck, kết thúc xét nghiệm INR máu mao mạch.

2.2 Lấy máu tĩnh mạch cánh tay

Quy trình thực hiện xét nghiệm INR lấy máu tĩnh mạch:

  • Quấn một dải thun quanh cánh tay trên để ngăn dòng máu chảy. Điều này làm cho các tĩnh mạch bên dưới dải lớn hơn nên dễ dàng đưa kim vào tĩnh mạch;
  • Làm sạch vị trí kim bằng cồn;
  • Đặt kim vào tĩnh mạch. Có thể cần nhiều hơn một thanh kim;
  • Gắn một ống vào kim để làm đầy máu;
  • Tháo băng ra khỏi cánh tay khi thu thập đủ máu;
  • Đặt một miếng gạc hoặc bông gòn lên vị trí kim khi kim được lấy ra;
  • Tạo áp lực lên nơi lấy máu và sau đó băng lại.

2.3 Tần suất kiểm tra chỉ số INR

Kiểm tra lần đầu: kiểm tra trong vòng 36 giờ đến 60 giờ sau khi uống liều thuốc đầu tiên. Kiểm tra này để xác định mức độ nhạy cảm của cơ thể bệnh nhân với từng loại thuốc. Nếu kiểm tra cho kết quả chỉ số INR nhỏ hơn 2 thì phải giảm thuốc do mức độ nhạy cảm cao.

Kiểm tra lần 2: thực hiện sau 3 đến 6 ngày sau khi kiểm tra lần đầu. Tuỳ thuộc vào kết quả lần kiểm tra đầu tiên mà thời gian kiểm tra lần 2 có thể thay đổi nhằm xác định hiệu lực chống đông của thuốc.

Kiểm tra các lần sau: thực hiện mỗi 2 đến 4 ngày đến khi chỉ số INR được ổn định. Sau khi chỉ số INR ổn định thì tiến hành kiểm tra hàng tuần, hoặc hai tuần một lần, tối đa là mỗi tháng một lần để đạt được chỉ số INR cân bằng.

Trong trường hợp thay đổi liều thuốc sử dụng thì phải tiến hành kiểm tra mỗi 2 đến 4 ngày và lặp lại cho đến khi chỉ số INR ổn định.

3. Ý nghĩa lâm sàng kết quả xét nghiệm INR

3.1 Chỉ số INR bình thường

Các giá trị bình thường được liệt kê ở đây, được gọi là phạm vi tham chiếu, chỉ là hướng dẫn. Các phạm vi này khác nhau từ phòng xét nghiệm đến phòng thí nghiệm và phòng xét nghiệm thể có một phạm vi khác nhau cho những gì bình thường.

Trong một số phòng xét nghiệm, chỉ có báo cáo chỉ số INR và PT không được báo cáo. Ở người bình thường, chỉ số INR thường nằm trong khoảng 0,8 đến 1,2.

Ở những người có sử dụng thuốc chống đông máu, chỉ số INR phải nằm trong khoảng 2 đến 3. Liều warfarin (Coumadin) được thay đổi để thời gian prothrombin dài hơn bình thường khoảng 1,5 đến 2,5 lần.

3.2 Chỉ số INR không bình thường

Nếu chỉ số INR này lớn hơn 2 thì chứng tỏ hiệu lực chống đông của thuốc không đủ.

Nếu chỉ số INR này nhỏ hơn 3 thì chứng tỏ hiệu lực chống đông của thuốc quá lớn.

Trong một số trường hợp, chỉ số INR có thể lên đến 4,5. Khi chỉ số INR lớn hơn 5 thì luôn kèm theo nguy cơ chảy máu cao.

4. Lưu ý khi xét nghiệm INR

Cần lưu ý các yếu tố sau có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm INR:

  • Rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích có thể làm thay đổi chỉ số INR;
  • Thuốc kháng sinh có tác dụng làm tăng chỉ số INR và PT.
  • Thuốc an thần, thuốc tránh thai, hormon thay thế, vitamin K có tác dụng làm giảm chỉ số INR và PT;
  • Một số thực phẩm như thịt bò, gan lợn, trà xanh, bông cải xanh, đậu tương, củ cải… Có tác dụng thay đổi kết quả INR và PT.

Hiện nay, có rất nhiều cơ sở uy tín để xét nghiệm INR như các bệnh viện nhà nước, các bệnh viện tư, các phòng khám, trung tâm xét nghiệm,… Tuy nhiên bạn nên cân nhắc về việc lựa chọn nơi để xét nghiệm cũng như khám, chữa bệnh để có được kết quả chính xác nhất.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ – Bác sĩ Huỳnh An Thiên – Khoa Khám bệnh và Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *