Nội dung bài viết
I. ĐẠI CƯƠNG
Sinh thiết niêm mạc ống tiêu hoá qua nội soi là một phương pháp giúp lấy bệnh phẩm tổn thương để làm mô bệnh học định danh giải phẫu bệnh.
II. CHỈ ĐỊNH
Mọi tổn thương bệnh lý phát hiện được trên nội soi.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh mắc các bệnh lý rối loạn đông cầm máu hoặc có nguy cơ rối loạn đông cầm máu: thiếu hụt các yếu tố đông máu bẩm sinh (hemophilia) hoặc mắc phải (xơ gan, dùng các thuốc chống đông), giảm tiểu cầu (tự miễn, do thuốc hoặc xơ gan) hoặc người bệnh có sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu.
- Nếu người bệnh được làm xét nghiệm, chống chỉ định sinh thiết khi tiểu cầu < 50 G/l, tỷ lệ prothrombin < 50%, thiếu hụt yếu tố đông máu < 50%.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- 01 bác sĩ và 01 điều dưỡng thành thục kỹ thuật sinh thiết niêm mạc ống tiêu hoá qua nội soi.
2. Phương tiện
- Kim sinh thiết qua nội soi.
- Ống đựng có dung dịch Formol để cố định bệnh phẩm.
3. Người bệnh
- Nhịn ăn tối thiểu 6 giờ.
- Người bệnh được giải thích thủ thuật nội soi trước.
- Người bệnh phải ký cam kết làm thủ thuật.
4. Hồ sơ giấy tờ
Ghi vào kết quả nội soi đã tiến hành sinh thiết.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Tiến hành nội soi tiêu hoá thông thường. Khi thấy tổn thương cần lấy bệnh phẩm làm mô bệnh học thì tiến hành sinh thiết.
- Đưa kìm sinh thiết qua kênh thủ thuật, quan sát trên màn hình, khi đầu kìm sinh thiết tới gần tổn thương, người phụ giúp mở kìm sinh thiết, bác sĩ soi đẩy kìm sát vào tổn thương để người phụ đóng kìm sinh thiết, bác sĩ soi giật ngược lại dây sinh thiết để cắt lấy bệnh phẩm.
- Vị trí sinh thiết đối với ổ loét là niêm mạc rìa xung quanh ổ loét, đối với khối u là ở các vị trí khác nhau. Không sinh thiết vào các mạch máu hoặc vùng niêm mạc có dị sản mạch.
- Trường hợp khó, nên phối hợp với các kỹ thuật hình ảnh nội soi (tuỳ thuộc thế hệ máy soi) như NBI, FICE hoặc nhuộm màu bằng thuốc nhuộm để xác định chính xác vị trí sinh thiết.
- Bệnh phẩm lấy ra được cố định vào ống đựng có chứa Formol.
VI. THEO DÕI TAI BIẾN
Sinh thiết có nguy cơ chảy máu