Nội dung bài viết
- Bệnh Tiểu Đường là gì?
- Phân loại
- Loại 1 (Type 1)
- Loại 2 (Type 2)
- Đái tháo đường thai kỳ
- Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Tiểu Đường
- Trao đổi glucose
- Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1
- Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường
- Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ
- Bỏ bữa sáng:
- Cơ thể bị mất nước:
- Không tập thể dục thường xuyên:
- Sinh hoạt ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời:
- Thiếu probiotic:
- Sử dụng thực phẩm được đựng trong các đồ nhựa:
- Các Triệu Chứng – Biến Chứng Bệnh Tiểu Đường
- Khát nước nhiều hơn so với bình thường:
- Đi tiểu liên tục:
- Cân nặng bị sụt giảm nghiêm trọng:
- Các vết thương rất khó lành:
- Giảm tầm nhìn:
- Viêm nướu:
- Xuất hiện vết thâm trên da:
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi:
- Ngoài ra một số triệu chứng dưới đây cũng là yếu tố gây nên bệnh:
- Các biến chứng bệnh tiểu đường là gì?
- Biến chứng cấp tính
- Biến chứng mãn tính
- Biến chứng tiểu đường thai kỳ
- Các biến chứng tiểu đường ở trẻ bao gồm:
- Các biến chứng bệnh tiểu đường ở người mẹ gồm:
- Các Phương Pháp Điều Trị và Phòng Chống Bệnh Tiểu Đường
- 1. Điều chỉnh lối sống sinh hoạt hàng ngày
- 2. Sử dụng phương pháp Tây y
- 3. Sử dụng phương pháp Đông y
Bệnh Tiểu Đường là gì?
Bệnh tiểu đường (tên tiếng anh: Diabetic), theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.
Phân loại
Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng không tiết insulin, và tiểu đường loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin.
Loại 1 (Type 1)
Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (dưới 20 tuổi). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton.
Những triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo đường type 1: Khát nước nhiều, ăn nhiều những vẫn đói và sụt cân, mệt mỏi bơ phờ, mờ mắt, chậm phát triển…
Cho tới nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, yếu tố di truyền cũng như lối sống sinh hoạt không lành mạnh có thể là “thủ phạm” chính gây đái tháo đường type 1.
Loại 2 (Type 2)
Đái tháo đường type 2 xuất hiện khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, chiếm 90% – 95% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường. Các tế bào của người bệnh trở nên đề kháng với insulin, làm tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng insulin. Thay vì di chuyển vào các tế bào để tạo ra năng lượng, đường sẽ tích tụ lại trong máu của người bệnh. Đái tháo đường type 2 có thể gặp ở bất kì lứa tuổi nào, nam và nữ.
Những triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo đường type 2: Khát nước nhiều, đi tiểu nhiều, ngứa, đau hoặc tê ở tay/chân, mờ mắt, chậm lành vết thương, mệt mỏi…
Không xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh, nhưng các chuyên gia tin rằng yếu tố di truyền và môi trường có liên quan đến sự phát triển của bệnh đái tháo đường type 2. Thừa cân hay béo phì được xem là nguyên nhân chính cho sự phát triển bệnh đái tháo đường type 2.
Đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra trong nửa cuối thai kỳ. Mặc dù bệnh sẽ thường tự hết sau khi sinh con, tuy nhiên bệnh vẫn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời.
Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Tiểu Đường
Trao đổi glucose
Glucose là chất cần thiết cho cơ thể của bạn, nó đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và các mô, đặc biệt não bộ. Glucose có trong thực phẩm bạn ăn và được dự trữ trong gan (tạo thành glycogen). Trong trường hợp bạn biếng ăn dẫn đến lượng glucose trong máu quá thấp, gan của bạn sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose và cân bằng lại lượng đường trong máu. Máu hấp thụ glucose và cung cấp cho các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, các tế bào này không thể sử dụng nguồn “nhiên liệu” này một cách trực tiếp, mà phải có sự hỗ trợ của hormone insulin (được sản xuất bởi tuyến tụy). Sự có mặt của insulin cho phép glucose được hấp thu vào các tế bào, làm giảm nồng độ glucose trong máu. Sau đó, khi đường huyết của bạn đã giảm, tuyến tụy cũng sẽ giảm sản xuất insulin.
Bất kỳ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất này đều có thể làm cho glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Kết quả là lượng đường vẫn còn trong máu. Sự mất cân bằng này được tích lũy qua thời gian và dẫn đến lượng đường trong máu cao đáng kể, được gọi là tăng đường huyết.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1
Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp 1 không rõ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 được cho là do tính nhạy cảm di truyền và các yếu tố môi trường gây ra, mặc dù các yếu tố chính xác gây bệnh vẫn chưa rõ.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường
Ở những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2, các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Lúc này, đường sẽ không thể đến các tế bào trong cơ thể mà tích tụ trong máu.
Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ, mặc dù nhiều người tin rằng yếu tố di truyền và môi trường đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Thừa cân có liên hệ chặt chẽ với sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải ai mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ
Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn.
Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin. Khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến lưỡng đường vẩn chuyển vào các tế bào giảm và lượng tích tụ trong máu tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra những nguyên nhân trên thì một số thói quen không tốt trong ăn uống và chế độ sinh hoạt mà nếu bạn không để ý thì về lâu về dài chúng sẽ là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiểu đường. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu đường:
Bỏ bữa sáng:
Bữa sáng là một trong những bữa ăn quan trọng nhất nhưng chúng ta lại hay bỏ bữa, một phần do lối sống ngày càng bận rộn như hiện nay. Tuy nhiên việc để cơ thể rơi vào tình trạng đói liên tục trong một thời gian dài sẽ khiến lượng insulin trong cơ thể bị gián đoạn và từ đó dẫn đến nguy cơ cao bạn sẽ bị mắc phải bệnh tiểu đường loại 2.
Cơ thể bị mất nước:
Cơ thể khi không được cung cấp đủ nước sẽ rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng và mất nước chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đường huyết tăn, vì lúc này lượng đường có trong cơ thể sẽ được tập trung lại một chỗ mà không được giải phóng. Do đó bạn hãy tập cho mình một thói quen uống đủ nước, bình thường một người nếu cân nặng khoảng 50 kg thì cần khoảng 1,5 lít nước/ngày.
Không tập thể dục thường xuyên:
Dễ thấy nhất chính là các công việc văn phòng, hành chính thường phải ngồi liên tục. Khi ngồi liên tục hàng giờ liền nhưng lại không có chế độ tập luyện thể dục đều đặn rất dễ dẫn đến tình trạng tích tụ mỡ bụng và gây nên bệnh tiểu đường. Vì thế với những công việc có tính chất ngồi thường xuyên thì bạn nên đề ra một kế hoạch để tập thể dục đều đặn.
Sinh hoạt ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời:
Nếu môi trường bạn sống của bạn thiếu ánh sáng hay cụ thể hơn là thiếu vitamin D cũng gây ảnh hưởng đến cơ thể và là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Hãy thay đổi môi trường sống và hướng đến nơi có nhiều ánh sáng mặt trời.
Thiếu probiotic:
Hay thiếu các vi khuẩn có lợi trong chế độ ăn uống hằng ngày sẽ gây ra hiện tượng đề kháng insulin và dễ mắc phải bệnh tiểu đường. Trong chế độ ăn uống hằng ngày bạn hãy bổ sung thêm probiotic hay các vi khuẩn có lợi cho cơ thể, các vi khuẩn này dễ dàng tìm thấy ở các loại sữa chua hay sữa đông…
Sử dụng thực phẩm được đựng trong các đồ nhựa:
Sử dụng các loại thực phẩm được đựng trong các vật dụng bằng nhựa cũng có khả năng gia tăng bệnh tiểu đường, các hóa chất có trong các vật dụng bằng sẽ gây nên đề kháng insulin và làm tăng huyết áp.
Các Triệu Chứng – Biến Chứng Bệnh Tiểu Đường
Dưới đây là một số dấu hiện nhận biết bệnh tiểu đường được các chuyên gia đưa ra giúp người bệnh kịp thời phát hiện và ứng phó.
Khát nước nhiều hơn so với bình thường:
Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh tiểu đường chính là tình trạng khát nước liên tục so với bình thường, tuy nhiên dấu hiệu này cũng chưa thật sự rõ ràng vì đôi lúc cơ thể chúng ta sẽ bị mất nước nên cần nước là điều hiển nhiên, do đó bạn cần kết hợp thêm một số dấu hiệu nữa rồi mới kết luận được.
Đi tiểu liên tục:
Đây là biểu hiện chính của những bệnh nhân bị thận, nhưng khi việc đi tiểu nhiều lần cùng với một lượng lượng nước tiểu nhiều hơn bất thường so với những ngày thường thì có thể là biểu hiển của tiểu đường, cụ thể hơn ở trường hợp này là tiểu đường tuýp 2.
Cân nặng bị sụt giảm nghiêm trọng:
Đây chính là biểu hiện quan trọng nhất của bệnh tiểu đường, với những người khi bị bệnh tiểu đường thì chất béo sẽ là nguồn năng lượng chính cho cơ thể và thay thế hàm lượng glucose có trong máu. Do đó sẽ khiến cân nặng của cơ thể người bệnh bị sụt giảm nghiêm trọng.
Các vết thương rất khó lành:
Một triệu chứng tiếp theo mà bạn có thể phát hiện bệnh tiểu đường chính là khả năng lâu lành khi cơ thể người bệnh bị những vết thương, nguyên nhân chính là do khi bị bệnh tiểu đường thì hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ bị tổn thương nặng, khiến cho máu khó lưu thông. Vì thế khi bị các vết thương ngoài da thì rất lâu lành.
Giảm tầm nhìn:
Các biểu hiện như mắt bị mờ, tầm nhìn bị giảm đi và nhìn các vật thể không còn sắc nét như trước nữa.
Viêm nướu:
Vì hệ thống miễn dịch bị suy yếu nên cơ thể khó lòng chống lại sự tác động của các vi khuẩn, không chỉ các vết thương ngoài da mà nướu cũng bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng bị viêm.
Xuất hiện vết thâm trên da:
Làn da sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, biểu hiện cụ thể chính là xuất hiện các vết thâm nám, nếp nhăn ở một số vùng của làn da. Trong đó, các vùng như đầu gối, khớp gối hay khủy tay là những khu vực xuất hiện nhiều vết nhăn nhất.
Cơ thể thường xuyên mệt mỏi:
Khi bị tiểu đường sẽ làm hạn chế sự lưu thông của hàm lượng glucose có trong máu, khiến cho glucose không thể chuyển hóa thành năng lượng đi nuôi cơ thể dẫn đến hiện tượng cơ thể bị ể ỏi, lơ là và làm việc kém hiệu quả.
Ngoài ra một số triệu chứng dưới đây cũng là yếu tố gây nên bệnh:
+ Nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ.
+ Nhiễm nấm men hoặc nấm candida.
+ Khô miệng.
+ Ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo.
Các biến chứng bệnh tiểu đường là gì?
Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, có thể hôn mê, thậm chí rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu giảm đột ngột dưới mức cho phép (khoảng 3.6 mmol/l). Dấu hiệu hạ đường huyết khá dễ nhận biết, ví dụ như đói cồn cào, cơ thể uể oải mệt mỏi, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng và tim đập nhanh.
Hôn mê
Bệnh nhân bị tăng đường huyết quá cao có thể rơi vào tình trạng hôn mê do nhiễm toan ceton hay hội chứng tăng áp lực thẩm thấu. Khi bệnh nhân rơi vào tình trạng này đòi hỏi phải theo dõi sát và điều trị kịp thời.
Biến chứng mãn tính
Là những biến chứng sinh ra do lượng đường trong máu tăng cao mãn tính, cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đường, chất đạm và chất béo, từ đó làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.
Tổn thương tim mạch
Là biến chứng cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp, phổ biến nhất là gây tắc mạch vành tim, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong.
Tổn thương thần kinh:
Cũng là biến chứng phổ biến và xuất hiện sớm nhất gồm bệnh thần kinh ngoại biên và thần kinh thực vật. Tổn thương thần kinh ngoại biên thể hiện ở việc bệnh nhân giảm cảm giác, tê bì hoặc kim châm, yếu cơ. Các dấu hiệu này thường hay xảy ra ở bàn chân mà cụ thể là gây loét bàn chân. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới bệnh nhân phải đoạt chi cao, thậm chí tử vong.
Tổn thương thận: Hàm lượng đường trong máu luôn cao nên gây tổn thương hàng triệu vi mạch tại thận dẫn đến suy giảm các chức năng lọc, bài tiết của thận và dẫn đến suy thận.
Tổn thương mắt:
Do những mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng mắt dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Mặt khác, đái tháo đường cũng có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, nguy hiểm hơn có thể gây mù lòa vĩnh viễn.
Bệnh nhiễm trùng: Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể. Điển hình như nhiễm trùng răng miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục…
Loét bàn chân: Có hơn 25% bệnh nhân đái tháo đường có các vấn đề về bàn chân. Biến chứng loét bàn chân có thể xảy ra trên cả type 1 và type 2. Điều đáng nói ở đây, biến chứng có nguy cơ đoạn chi tới hơn 80%. Tuy nhiên nếu được điều trị sớm, kết quả sẽ tốt hơn.
Biến chứng tiểu đường thai kỳ
Hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ đều sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, lượng đường trong máu không được điều trị hoặc không kiểm soát được có thể gây ra vấn đề cho bạn và con.
Các biến chứng tiểu đường ở trẻ bao gồm:
- Thai nhi phát triển hơn so với tuổi. Lượng đường dư trong cơ thể người mẹ có thể đi qua nhau thai, làm cho tuyến tụy của bé phát triển thêm insulin. Điều này có thể làm cho thai nhi phát triển lớn hơn so với tuổi và bạn phải sinh mổ.
- Lượng đường trong máu thấp. Đôi khi, trẻ sẽ có lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh vì quá trình sản xuất insulin của trẻ cao. Tuy nhiên, chỉ cần cho trẻ bú và tiêm truyền glucose, mức đường huyết trong trẻ sẽ bình thường.
- Bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2 khi trẻ lớn lên.
- Tử vong. Bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị có thể dẫn đến trẻ tử vong ngay trước hoặc sau khi sinh.
Các biến chứng bệnh tiểu đường ở người mẹ gồm:
– Tiền sản giật. Tình trạng này đặc trưng bởi huyết áp cao, dư protein trong nước tiểu, sưng ở chân và bàn chân. Tiền sản giật có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa tính mạng cho cả mẹ và con.
– Tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai tiếp theo. Một khi đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong một lần mang thai, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn với lần mang thai tiếp theo. Bạn cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường – điển hình là bệnh tiểu đường loại 2 – khi bạn già đi.
– Như vậy, biến chứng của đái tháo đường thực sự rất nguy hiểm nhưng người bệnh hoàn toàn có thể ngăn chặn nếu kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu. Đặc biệt, những người mắc bệnh đái tháo đường cần phải kiểm soát các bệnh phối hợp và liên quan như lipid máu tốt, huyết áp tốt để phòng tránh biến chứng và nên đi khám định kỳ cũng như tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ.
Các Phương Pháp Điều Trị và Phòng Chống Bệnh Tiểu Đường
Nhận định được mức độ nguy hiểm của căn bệnh tiểu đường này nên nhiều viện y tế đã nghiên cứu nhằm cho ra đời nhiều phương pháp để giúp chúng điều trị kịp thời và chủ động phòng chống bệnh tiểu đường.
1. Điều chỉnh lối sống sinh hoạt hàng ngày
Vậy người bệnh tiểu đường thì nên ăn gì và kiêng gì? Trong thực đơn của người bệnh tiểu đường nên được bổ sung thêm nhiều loại rau xanh như cải xanh, củ cải và trái cây như cam, quýt, bưởi…
Tuy rau củ quả là những thực phẩm có chứa đường, nhưng nhờ được cung cấp nhiều chất xơ có khả năng hỗ trợ cơ thể người bệnh hấp thụ đường chậm nên đảm bảo được lượng đường trong máu luôn được đảm bảo ở mức ổn định.
Ngoài ra vitamin C có trong rau, củ quả sẽ có tác dụng giúp chống lại tình trạng oxy hóa rất hiệu quả và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Bên cạnh ăn nhiều rau củ quả thì người bạn cũng nên ăn kiêng một số loại thực phẩm ngọt như bánh ngọt (có thể sử dụng bánh trung thu dành riêng cho người tiểu đường), nước có ga, sữa (tuy nhiên trên thị trường hiện nay có một số loại sữa dành riêng cho người bị bệnh tiểu đường như Ensure, Vinamik…) và đặc biệt là tinh bột.
Tăng cường vận động thể lực: Luyện tập thể dục mỗi ngày không chỉ giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh mà còn mang lại lợi ích to lớn trong điều trị tiểu đường như: giúp giảm cân, giảm đề kháng insulin, cải thiện dung nạp glucose và nồng độ lipid máu. Ngoài ra, luyện tập phù hợp với thể trạng còn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cơ bắp dẻo dai, ổn định hệ tiêu hóa…
Luôn giữ tinh thần thoải mái: Thiền, yoga, thái cực quyền không chỉ mang lại lợi ích tương tự như vận động thể lực, mà còn giúp giảm stress oxy hóa trong tiểu đường – nguyên nhân gây đề kháng insulin và rối loạn tế bào β của đảo tụy.
Tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày.
2. Sử dụng phương pháp Tây y
Để điều trị đái tháo đường, các bác sĩ Tây y sẽ căn cứ vào các xét nghiệm máu, theo dõi chỉ số đường huyết và HbA1C, kết hợp với khám để đánh giá các biến chứng của bệnh tiểu đường như biến chứng ở mắt, biến chứng gây tổn thương thận, đo về tình trạng huyết áp, hiện trạng kháng insulin hay thiếu hụt insulin… mà đưa ra thuốc phù hợp.
Sử dụng Insulin:
Đây là chỉ định bắt buộc đối với đái tháo đường type 1, tiểu đường thai kỳ, đái tháo đường type 2 có mức đường huyết quá cao, nguy cơ gây biến chứng cấp tính hoặc người suy gan, suy thận nặng.
Sử dụng thuốc uống hạ đường huyết:
Thuốc được chỉ định sau khi đã thực hiện chế độ ăn và vận động thể lực kiểm soát đường huyết nhưng không hiệu quả. Các thuốc được chia theo nhóm công dụng như chậm hấp thu glucose, kích thích bài tiết insulin, tăng tác dụng glucose, giảm tân tạo glucose, giảm đề kháng insulin. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng thuốc Tây, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như đau cơ, phá hủy tế bào gan, dẫn đến tăng men gan hay hạ đường huyết quá mức khiến người bệnh run tay chân, vã mồ hôi lạnh hoặc thậm chí hôn mê sâu.
3. Sử dụng phương pháp Đông y
Ngoài Tây y, nhiều bệnh nhân đái tháo đường đã tìm đến cách trị bệnh tiểu đường bằng Đông y với những thành phần tự nhiên vô cùng an toàn và đã nhận được những kết quả bất ngờ.
Theo Lương y Dương Phú Cường (Phó chủ tịch thường trực Hội Đông Y – Quận Gò Vấp) – với hơn 20 năm nghiên cứu và điều trị bệnh tiểu đường cho biết, để giúp hạ và ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường, người bệnh nên kết hợp dùng với sản phẩm chiết xuất từ các thảo dược như: Khổ Qua Rừng, Sa Sâm, Bố Chính Sâm, Sâm Đại Hành, Nam Dương Sâm… để giúp tuyến tụy phục hồi sản sinh insulin, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động bình thường trở lại. Từ đó giúp hạ và ổn định được đường huyết, phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm, ngăn chặn được nguy cơ mù lòa ở người đái tháo đường.
Hiện nay, có rất nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 bị kháng thuốc, nhờn thuốc, uống nhiều loại thuốc và uống thường xuyên trong một thời gian dài nhưng đường huyết vẫn cao và không ổn định. Bởi vậy, phương pháp được khuyến khích hiện nay là sử dụng Đông – Tây y kết hợp. Cụ thể, người bệnh vừa sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ, tái khám định kỳ cũng như sử dụng sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên để hạ và ổn định đường huyết lâu dài mà không lo sợ các tác dụng phụ của thuốc tây.
Tương tự như các căn bệnh khác không chỉ riêng bệnh Tiểu Đường, để phòng tránh bệnh thì mỗi người phải tự ý thức bằng việc phòng ngừa bệnh sớm nhất và hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh như thế nào là tốt nhất.