Mục tiêu
- Thực hiện được các bước của kỹ thuật cấy máu tìm vi khuẩn gây bệnh.
- Phát hiện được chai cấy máu dương tính và định hướng được loại vi khuắn phát triển trong chai cấy máu dương tính.
- Đọc và nhận định được kết quả cấy máu dương tính.
1. Thời điểm lấy máu
- Lấy máu trước thời điểm người bệnh có biểu hiện rét run và bắt đầu sốt cao, trong vòng 30 phút, không được chậm chễ vì theo thời gian lượng vi khuẩn trong máu sẽ giảm xuống sau khi bệnh nhân hạ sốt.
- Lấy máu trước khi sử dụng kháng sinh. Nếu đang sử dụng kháng sinh phải ngừng kháng sinh hoặc lấy máu trước thời điểm sử dụng liều kháng sinh tiếp theo.
2. Số lần chỉ định cấy máu
- Lấy 2 mẫu ở 2 vị trí, cùng thời điểm
- Lấy 2 mẫu ở cùng vị trí, cùng thời điểm
- Lấy máu nhiều lần/ 1 ngày (bệnh Osler)
- Lấy máu nhiều ngày liên tiếp
- Không nên chỉ định cấy máu 1 mẫu
3. Kỹ thuật vô trùng khi lấy máu
Bảo đảm đúng kỹ thuật vô khuẩn, tránh nhiễm bấn
- Chọn tĩnh mạch, buộc garo.
- Sát trùng da bằng cách xoay tròn từ tâm ra ngoài, Sử dụng cồn 70% và iodine 2% (1 phút) hoặc providone iodine (2 phút).
- Để khô 1-2 phút.
- Lấy máu bằng bơm tiêm vô trùng.
- Thay kim.
- Bơm nhẹ máu chảy dọc theo thành bình canh thang, trên lửa đèn cồn.
- Đậy nút chặt. Không lắc mạnh, tránh vỡ hồng cầu.
- Tháo garo, sát trùng da lại.
4. Môi trường cấy mẩu
- Chai môi trường cấy máu tự động: nên sử dụng 2 chai, một chai nuôi cấy vi khuẩn hiếu khí và một chai nuôi cấy vi khuẩn kỵ khí.
- Chai môi trường cấy máu tự sản xuất: Canh thang glucose 2% hoặc BHI, thể tích 50 ml.
5. Khối lượng máu và tỷ lệ máu/môi trường
- Tỷ lệ khối lượng máu/ khối lượng môi trường là 1:5
- Đảm bảo đúng khối lượng máu cần lấy. Thông thường lấy vô trùng 10 ml máu cho vào 50 ml canh thang. Nếu sử dụng máy cấy máu tự động: Người lớn lấy 10 ml/ 1 chai máu. Trẻ em: 3-5 ml/ 1 chai máu.
6. Điều kiện ủ ấm
Sau khi lấy máu phải ủ ấm chai máu càng sớm càng tốt, không nên để ngoài quá 2 tiếng.
Điều kiện ủ ấm:
+ Nhiệt độ: 35 – 37°C.
+ Khí trường: Bình thường..
+ Thời gian: 1-7 ngày.
7. Đọc kết quả
7.1. Theo dõi chai máu hàng ngày
Nếu có hiện tượng vi khuẩn mọc làm canh thang đục, có váng, có hạt…thì cấy chuyển canh thang vào môi trường thạch máu và Socola
7.2. Nhận định sơ bộ vi khuẩn mọc trong bình canh thang
- Tụ cầu thường mọc thành hạt nhỏ đều và có màng dù ở bề mặt.
- Liên cầu mọc lắng cặn ở đáy, thành bình như những cục bông hoặc mẩu bánh vụn.
- Các trực khuẩn Gram âm, canh thang đục đều (trừ thương hàn canh thang vẫn có thể trong, vi khuẩn tạo thành một lớp trắng bên trên đáy bình).
- Pseudomonas spp mọc có váng như váng dưa, canh thang đục, đôi khi có bọt.
7.3. Cấy chuyền
- Lắc đều bình canh thang.
- Dùng bơm tiêm hút khoảng 2 ml canh thang chuyển sang thạch máu.
- Các trường họp viêm màng não mủ, viêm phổi ở trẻ em thì chuyển thêm vào môi trường Socola.
7.4. Điều kiện ủ ấm
- Nhiệt độ: 35 – 37°c.
- Khí trường: bình thường.
- Thời gian: 16 – 18 giờ.
7.5. Định danh vi khuẩn
- Nhận định hình thái khuẩn lạc của từng loại vi khuẩn trên các loại môi trường:
+Hình dạng.
+ Kích thước.
+ Màu sắc.
+ Độ bóng, khô, mỡ.
+ Bờ đều hay không đều.
+ Tan máu.
+ Mùi.
- Nhuộm Gram để xác định hình thể, cách sắp xếp, tính chất bắt màu của vi khuẩn.
- Xác định các tính chất hóa sinh của vi khuấn bằng các giá đường ngắn, máy định danh vi khuẩn tự động hoặc bộ API 20
- Ngưng kết với các kháng huyết thanh đa giá, đơn giá (nếu cần).
8. Đọc và nhận định kết quả
8.1. Âm tính
- Nếu sau 4 ngày theo dõi không thấy vi khuẩn mọc thì trả kết quả sơ bộ là âm tính, nhưng vẫn theo dõi tiếp bình máu đến hết ngày thứ 7.
- Sau 7 ngày nếu không thấy mọc phải cấy kiểm tra vào thạch máu trước khi bỏ bình máu.
- Nếu từ 5 – 7 ngày vi khuẩn mới mọc thì tiếp tục phân lập và định danh vi khuẩn rồi ghi giấy xét nghiệm trả lời thêm.
8.2. Dương tính
- Nếu phân lập được > 1 lần vi khuẩn gây bệnh thường gặp.
- Nếu phân lập > 2 lần cùng một loại vi khuẩn ít gặp.
8.3. Nhiễm bẩn
Nếu phân lập được các loại tụ cầu không đông huyết tương (Staphylococci coagulase negative) cư trú trên da, hoặc trực khuẩn Gram dương có nha bào hoặc không có nha bào trong không khí.
8.4. Dương tính giả
Thường do vỡ hồng cầu.
9. Các vi khuẩn thường gặp ở máu
9.1. Vi khuẩn Gram âm
- Escherichia coli
- Klebsiella pneumoniae
- Acinetobacter baumannii
- Burkholderia cepacia
- Pseudomonas aeruginosa
- Burkholderia pseudomallei
- Salmonella
9.2. Vi khuẩn Gram dương
- Staphylococcus aureus
- Streptococcus viridans
- Enterococcus
- Staphylococcus, coagulase negative
- Streptococcus suis
- Streptococcus, Group D (non-Enterococci)