Chăm sóc bệnh nhi nuôi dưỡng nhỏ giọt dạ dày

I. Mục đích

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhi.
  • Duy trì sự cân đối lượng thức ăn hàng ngày.
  • Duy trì đường thở thông thoáng.
  • Tránh các tai biến có thể xảy ra do tụt ống, xoắn ống, luồng trào ngược dạ dày – thực quản vào đường thở.
  • Đề phòng nhiễm khuẩn qua đường nhỏ giọt

II. Chuẩn bị

1. Bệnh nhi:

  • Nằm đầu cao 30 – 45°, mặt quay về bên.
  • Nếu tỉnh, giải thích kĩ cho bệnh nhi (trẻ lớn) và người nhà bệnh nhi về ý nghĩa việc nuôi dưỡng trẻ bằng nhỏ giọt dạ dày.
  • Hướng dẫn bệnh nhi (trẻ lớn) và người nhà bệnh nhi phối hợp chăm sóc và phát hiện những biến chứng để xử trí kịp thời.

2. Dụng cụ:

  • Dụng cụ cấp cứu: máy hút, ống thông hút các cỡ thích hợp với lứa tuổi của trẻ; mặt nạ, bóng bóp và nguồn oxy.
  • Dụng cụ chăm sóc: hộp đựng bông gạc sạch, nước muối sinh lí 9‰ glycerin…

III. Các bước tiến hành

  • Kiểm tra xác định ống thông: bằng cách dùng bơm tiêm hút dịch dạ dày, nếu có dịch dạ dày là chắc chắn ống thông đã nằm trong dạ dày
  • Đánh dấu vào ống thông và cố định tốt ống thông cho ăn để đảm bảo ống không bị kéo căng xoắn lại hoặc lạc chỗ khi bệnh nhi cử động, ho…
  • Theo dõi sát tốc độ nhỏ giọt của dung dịch dinh dưỡng.
  • Trước khi cho ăn lần tiếp theo phải kiểm tra ống thông đã chắc chắn ở trong dạ dày, nếu dung dịch dạ dày hút ra quá 150ml phải báo cho bác sĩ biết để quyết định cho ăn tiếp hay không ?.
  • Sau mỗi bữa ăn qua ống thông bơm 10 ml nước chín để đảm bảo sự thông suốt của ống và giảm khả năng phát triển vi khuẩn.
  • Ghi rõ ngày, giờ cho ăn bữa đầu tiên và những bữa tiếp theo.
  • Theo dõi tinh thần sắc thái, mạch, tình trạng tiêu hóa của bệnh nhi như: (đầy bụng, buồn nôn, nôn…) và các dấu hiệu mất nước, biểu hiện niêm mạc khô, khát, giảm bài tiết nưởc tiểu và những biến chứng khác có thể xảy ra để báo cho bác sĩ xử trí kịp thời. Theo dõi triệu chứng buồn nôn, nôn, trướng bụng tránh sự trào ngược thức ăn vào đường thở.
  • Vệ sinh răng miệng và mũi thường xuyên trong suốt quá trình đặt ống thông cho ăn. Nếu bệnh nhi tỉnh, cho bệnh nhi súc miệng bằng nước muối sinh lí, bệnh nhi mê man dùng gạc ướt để rửa răng miệng bệnh nhi, dùng gạc thấm khô, lấy tăm bông thấm glycerin đánh lưỡi, phía trong má, môi.
  • Mỗi lần thay ống thông cho ăn thì đổi luôn bên mũi để đặt ống, tùy từng trường hợp mà ống thông có thể lưu từ 24 – 48h.
  • Chai đựng dung dịch dinh dưỡng và dây truyền thay từng bữa.

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

  • Có bảng theo dõi ghi ngày giờ, số lượng loại dinh dưỡng cho bệnh nhi ăn.
  • Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tiêu hóa của bệnh nhi sau mỗi lần ăn.
  • Cân nặng hàng ngày.
  • Các biến chứng và cách xử trí.
  • Tên, người làm thủ thuật và theo dõi.

VI. Hướng dẫn gia đình bệnh nhi

  • Không tự tháo bỏ và di chuyển ống thông hoặc điều chỉnh khóa truyền dịch.
  • Duy trì nguồn sữa mẹ trong những ngày bệnh nhi không bú được bằng cách hướng dẫn mẹ vắt sữa theo đúng phương pháp. Chuẩn bị sẩn sàng cho trẻ ăn lại sau khi có chỉ định thôi không cho ăn phương pháp nhỏ giọt dạ dày nữa.
  • Hướng dẫn mẹ về vệ sinh thân thể và răng miệng cho bệnh nhi.
  • Tuân thủ sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *