Chăm sóc bệnh nhi suy dinh dưỡng nặng

I. Mục đích

  • Đảm bảo dinh dưỡng để phòng hạ đường huyết.
  • Phòng hạ nhiệt độ.
  • Phòng, chống các bệnh nhiễm trùng.
  • Phòng các biến chứng ở mắt do thiếu vitamin A.
  • Phát hiện và điều trị kịp thòi rối loạn nước và điện giải.

II. Chuẩn bị

  • Phòng bệnh thoáng mát và đủ ấm
  • Tấm sưởi điện, đệm sưởi hoặc túi chườm.
  • Ống thông, bơm để bơm sữa vô trùng.
  • Cặp nhiệt độ.
  • Dụng cụ cấp cứu: oxy, bóp bóng, máy hút đờm dãi. Dịch truyền: glucose 10%, 20%, Ringerlactat.
  • Cân.

III. Các bước tiến hành

1. Nuôi dưỡng:

  • Tốt nhất cho trẻ em ăn sữa mẹ, nếu đã cai sữa thì sử dụng sữa năng lượng cao (1000ml có 1000 Kcalo).
  • Cho trẻ ăn nhiều bữa 10-12 lần trong ngày và đêm.
  • Trẻ cần được ăn tăng dần cả về calo và số lượng sữa.

Cụ thể:

  • Trong 1-2 ngày đầu cho trẻ ăn sữa pha loãng 1/2 với số lượng 75 ml/kg/ngày.
  • Ngày thứ 3-4 cho trẻ ăn pha sữa pha loãng 3/4 với số lượng lOOml/kg/ngày.
  • Từ tuần thứ hai cho trẻ ăn sữa năng lượng cao với số lượng 150ml/kg/ngày.
  • Nếu trẻ ăn kém hay bị nôn, thì cho trẻ ăn qua ống thông.

Cho trẻ ăn qua ống thông khi trẻ không tự ăn được:

  • Đặt trẻ ở tư thế đầu hơi cao và nghiêng sang một bên.
  • Đặt Ống thông qua mũi hoặc miệng vào dạ dày.
  • Trước khi bơm sữa cần phải kiểm tra ống thông có ở trong dạ dày không, bằng cách dùng bơm hút xem có dịch dạ dày không, hoặc đặt đầu ngoài của ống thông vào cốc nước để xem có sủi bọt không.Nếu không sủi bọt thì chắc chắn ống thông nằm trong dạ dày
  • Bơm sữa từ từ trong khoảng 15 phút.
  • Sau 24 giờ phải thay ống thông.

2. Ủ ấm cho trẻ:

  • Cho trẻ nằm canh mẹ trong phòng ấm.
  • Cặp nhiệt độ 3 giờ một lần, nếu nhiệt độ dưới 35°c tiến hành ủ ấm bằng cách đắp nhiéu chăn hoặc đặt nằm trên đệm sưởi hoặc dùng túi, chai nước ấm 40-45°C vào nách, mạng sườn trẻ.

Chú ý:

  • Trước khi đặt chai hoặc túi nước, phải quấn lớp vải vào chai, túi đề phòng bị bỏng.
  • Cho trẻ ăn sữa nóng.

3. Phòng và phát hiện sớm các bệnh nhiễm trùng:

  • Vệ sinh da: tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm, lau kĩ vùng cổ, nách, bẹn. Khi có lở loét ngoài da thì lau khô và chấm xanh methylen. Thay tã lót thường xuyên cho trẻ.
  • Vệ sinh răng miệng: rửa miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lí 9%0
  • Theo dõi sát nhiệt độ, nhịp thở, tím tái, mạch, tính chất phân.
  • Nhỏ mắt bằng chloramphenicol 0,4%, 2-3 lần/ngày

4. Cho trẻ uống đủ liều vitamin A theo y lệnh

5. Khi trẻ bị tiêu chảy:

  • Đánh giá mức độ mất nước
  • Cho tre uống Oresol: 50-100ml/kg/4 giờ.
  • Sau 4 giờ đánh giá tình trạng mất nước lại.

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

  • Số lượng ăn hàng ngày.
  • Cân trẻ 1 tuần 1 lần, theo dõi mức độ tăng cân.
  • Tình trạng tiêu hoá, số lần đi ngoài, nôn, bụng trướng…
  • Nhiệt độ.
  • Nhịp thở.

V. Hướng dẫn gia đình bệnh nhi

  • Cho trẻ ăn đủ số lượng: nếu mẹ có sữa, khuyến khích bà mẹ cho trẻ bú, nếu không bú được thì vắt sữa, đổ thìa.
  • Hướng dẫn bà mẹ làm vệ sinh cho con.
  • Hướng dẫn cách ủ ấm.
  • Khi tre hồi phục: hướng dẫn cho bà mẹ những kiến thức nuôi dưỡng trẻ. Khuyên bà mẹ cho trẻ tiêm chủng đầy đủ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *