Chăm sóc bệnh nhi suy thận cấp

I. Mục đích

  • Phát hiện các diễn biến, đặc biệt các diễn biến xấu đi của bệnh.
  • Bảo đảm nước điện giải, thăng bằng kiềm toan.
  • Bảo đảm dinh dưỡng thích hợp.

II. Chuẩn bị

1. Bệnh nhi:

  • Trao đổi giải thích cho người nhà và trẻ lớn hiểu bệnh của trẻ.
  • Yêu cầu người nhà bệnh nhi hợp tác với nhân viên y tế trong chăm sóc trẻ
  • Nằm ở phòng ấm, thoáng, ít ồn ào.

2. Dụng cụ cấp cứu:

  • Mặt nạ hoặc ống thông thở oxy, máy đo huyết áp.
  • Dụng cụ đè lưỡi.
  • Ống thông và bơm tiêm 50 ml để cho ăn.
  • Khăn lau sạch phòng khi trẻ nôn, trớ

III. Các bước tiến hành

  • Bệnh nhi nằm phòng thoáng mát, ấm.
  • Nói rộng quần áo chật, bó.
  • Vệ sinh răng, miệng, da.
  • Hút dịch xuất tiết miệng nếu có.
  • Cặp nhiệt độ.
  • Đếm nhịp thở, nhịp tim 1 giờ/lần.
  • Cân bệnh nhi mỗi ngày.
  • Đo thể tích nước tiểu/24 giờ trẻ gái và trẻ trai bằng dùng túi hứng nước tiểu chuyên dụng.
  • Theo dõi màu sắc da, cơn giật, kích thích, nôn, li bì hoặc hôn mê, chảy máu mũi, vết tím dưới da: xuất hiện mới, xấu hơn hoặc đỡ đi.
  • Đếm nhịp thở và nhận xét kiểu thở: nhanh, nhanh sâu hoặc rối loạn nhịp thở khác.
  • Cho ăn: trẻ tỉnh ăn thức ăn khô, trẻ tiền mê hoặc hôn mê phải cho ăn bằng ống thông dạ dày (thay ống thông hàng ngày). Thức ăn theo chế độ ăn của trẻ suy thận.

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

  • Theo dõi các dấu hiệu cơ bản: mạch, nhịp thở 1 – 2 giờ/lần.
  • Theo dõi số lượng nước tiểu bằng túi đo hoặc bình đo có vạch
  • Theo dõi tình trạng kích thích, vật vã, nôn, chảy máu mũi, chân răng, lưỡi, da.
  • Nếu xuất tiết dịch,đờm dãi ở miệng ở đường hô hấp phải hút.
  • Thay đổi tư thế cho trẻ 2 – 3 giờ/lần.
  • Ăn: thức ăn lỏng hoặc khô mỗi bữa đủ lượng (ml, Kcal), mỗi ngày ăn đủ số bữa bác sĩ chỉ định

VI. Hướng dẫn gia đình bệnh nhi

  • Bình tĩnh, chăm sóc cháu theo hướng dẫn của y tá – điều dưỡng viên.
  • Không tự động cho uống thuốc (viên, nước) khác chỉ định của thầy thuốc.
  • Không tự động cho ăn, uống ngoài hướng dẫn.
  • Hướng dẫn cho người nhà biết vệ sinh da, răng, miệng, thoáng, ấm cho bệnh nhi.

Hướng dẫn cách phòng bệnh:

  • Phòng tái phát sau đợt này bằng penicillin, vệ sinh tai, mũi, họng, da, tránh nhiễm lạnh.
  • Nếu bị viêm họng, nhiễm trùng da, phát ban phải điều trị đến nơi, đến chốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *