Chăm sóc bệnh nhi suy thở

I. Mục đích

  • Cải thiện tình trạng thiếu oxy và tăng CO2 trong máu.
  • Bảo đảm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhi.
  • Bảo đảm vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn tại bệnh viện.

II. Chuẩn bị

1. Buồng bệnh:

  • Thoáng khí.
  • Nhiệt độ từ 20 – 25°c
  • Giường đệm sạch sẽ.

2. Dụng cụ:

a. Dụng cụ cung cấp oxy

  • Nguồn oxy đã qua hệ thống làm ấm và làm ẩm được gắn với đồng hồ đo lưu lượng.
  • Ống thông, mặt nạ, bóng bóp, chụp đầu để thở oxy, lồng ấp, lều thở oxy các cỡ.
  • Máy thở đã tiệt trùng và bảo đảm hoạt động tốt.
  • Ống thông thở oxy qua nội khí quản các cỡ.

b. Dụng cụ để theo dõi, bệnh nhi

  • Đồng hồ bấm giây.
  • Nhiệt kế.
  • Máy đo huyết áp có các cỡ băng.
  • Máy đo độ bão hoà oxy máu động mạch qua da nếu có.

c. Dụng cụ để tiến hành chăm sóc vả nuôi dưỡng

  • Máy hút đã được tiệt trùng.
  • Găng tay vô khuẩn.
  • Ống thông hút miệng họng
  • Hai chai nước vô khuẩn (tráng ống thông hút sau mỗi .lần hút miệng họng, nội khí quản).
  • Ống thông dạ dày các cỡ.
  • Bơm tiêm 50ml, dây truyền.
  • Băng dính.
  • Sữa mẹ, sữa phù hợp với lứa tuổi hoặc sữa có năng lượng cao.

III. Các bước tiến hành

1. Làm thông đường thở:

  • Đeo khẩu trang, rửa tay, đi găng trước khi chăm sóc bệnh nhi.
  • Đặt bệnh nhi đầu cao từ 15 – 30°, kê một gối mỏng ở dưới hai vai.
  • Cởi bớt quần áo.
  • Hút sạch chất tiết ở miệng, mũi, họng.
  • Nếu bụng trướng gây khó thở nên đặt một ống thông dạ dày hút hết khí.

2. Cung cấp oxy:

Tuỳ theo tình trạng, tuổi của bệnh nhi mà lựa chọn phương pháp cũng như liều lượng thở oxy cho thích hợp.

  • Thở oxy qua ống thông mũi: độ dài của ống thông đưa vào mũi bằng độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng bên. Liều lượng từ 1 – 4 lít/1 phút.
  • Thở oxy qua mặt nạ: liều lượng 4-8 lít/1 phút.
  • Thở oxy qua ống thở oxy 2 mũi). Liều lượng từ 0,5 – 6 lít/1 phút.
  • Thở oxy qua chụp đầu. Liều lượng từ 10 – 14 lít/phút.
  • Thở oxy qua lều: liều lượng từ 7 – 10 lít/phút.
  • Nếu bệnh nhi nặng có chỉ định thở máy, mọi chăm sóc và theo dõi phải tuân thủ theo bài “chăm sóc bệnh nhi thở máy”

3. Chăm sóc và theo dõi:

a. Chăm sóc:

  • Hút dịch mũi họng 30 phút – 1 giờ/1 lần, thời gian hút mỗi lần không quá 20 giây, trước và sau khi hút phải tăng nồng độ oxy trong thời gian 5-10 phút. Ông thông hút chỉ dùng 1 lần (nếu muốn sử dụng lại phải cho hấp sấy vô khuẩn).
  • Bệnh nhi có ứ đọng đờm dãi cần phải vỗ rung dẫn lưu tư thế.
  • Thay đổi tư thế bệnh nhi 3 giờ /1 lần.
  • Lau sạch mồ hôi bằng khăn mềm, ấm.
  • Cho ăn: bảo đảm đủ số lượng và kalo cần thiết có thể cho bệnh nhi bú mẹ, ăn bằng thìa hay qua ống thông dạ dày. Dụng cụ sau mỗi lần cho ăn phải được thay.

b. Theo dõi:

  • Theo dõi tình trạng suy hồ hấp.
  • Nếu bệnh nhi tốt lên cần giảm nồng độ oxy, không nên cho bệnh nhi thở oxy nồng độ cao, kéo dài.
  • Phát hiện sớm cơn ngừng thở để kịp thời hỗ trợ hô hấp bằng bóp bóng, máy thở… Đếm nhịp thở, mạch,huyết áp 1 giò/1 lần.
  • Cặp nhiệt độ ngày 2 lần.
  • Cân hàng ngày.
  • Theo dõi phân, nước tiểu, các dịch qua ống dẫn lưu…

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

  • Ghi vào bảng theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: nhịp thở, mạch, huyết áp, tri giác, cân nặng.
  • Màu sắc của da và niêm mạc.
  • Tính chất, màu sắc của dịch hút.
  • Giờ thay đổi tư thế.
  • Giờ chuyển đổi chế độ xử lí.
  • Giờ cho ăn, số lượng ăn mỗi bữa.

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

  • Giải thích tình trạng bệnh của bệnh nhi để bà mẹ yên tâm, cùng hợp tác chăm sóc và điều trị.
  • Hướng dẫn cho bà mẹ thấy rõ tầm quan trọng của vệ sinh, vô khuẩn để tránh lây nhiễm.
  • Bảo đảm chế độ ăn, nghỉ ngơi cho bà mẹ để duy trì nguồn sữa.
  • Khi ra viện: hướng dẫn bà mẹ nhận biết được dấu hiệu sớm của suy hô hấp để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *