Chăm sóc bệnh nhi suy tim

I. Mục đích

  • Hạn chế các yếu tố làm suy tim nặng hơn.
  • Theo dõi, phát hiện và xử trí bước đầu các triệu chứng, biến chứng do suy tim gây ra.
  • Phát hiện sớm các biểu hiện độc và tác dụng phụ của thuốc điều trị.

II. Chuẩn bị

1. Buồng bệnh:

  • Yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
  • Có loại giường riêng cho bệnh nhi suy tim, khi cần có thể nâng cao đầu được.
  • Có một số phương tiện cấp cứu tối thiểu, hoặc bố trí gần phồng cấp cứu. Các trường hợp suy tim nặng cấp tính nên nằm tại phòng cấp cứu.

2. Dụng cụ, trang thiết bị:

  • Đồng hồ bấm giây, nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy ghi điện tim, bình (hoặc nguồn) oxy, máy hút, bộ đặt nội khí quản.
  • Ở các cơ sở chuyên khoa, cần chuẩn bị thêm: bộ kim chọc dò

3. Bệnh nhi:

Giải thích cho bệnh nhi và gia đình về tình hình bệnh tật, các diễn biến có thể xảy ra, tiên lượng của bệnh và sự cần thiết của các phương pháp điều trị (dùng thuốc, thủ thuật, phẫu thuật, shock điện…) cần tạo ra sự tin tưởng cẩn thiết để bệnh nhi yên tâm điều trị.

III. Các bước tiến hành

1. Chăm sóc chung:

a. Ăn, uống:

  • Ăn chế độ hạn chế muối là một nguyên tắc trong điều trị suy tim.
  • Ăn nhạt tuyệt đối (lượng muối <0,5g/24h): đối với các trẻ lớn đang trong giai đoạn suy tim nặng, cấp tính (khó thở, phù, đái ít).
  • Ăn nhạt tương đối (lượng muối tối đa 1-2g/24h): vớii các trường hợp suy tim nhẹ và trẻ nhố.
  • Nên cho ăn chế độ lỏng, dễ tiêu, giàu kcalo, ăn làm nhiều bữa, không nên ăn quá no. Ở trẻ nhỏ suy tim nặng kèm suy hô hấp, nên hướng dẫn mẹ vắt sữa và cho ăn bằng thìa (lúc này bú mẹ cũng là động tác gắng sức).
  • Cho ăn thêm các loại quả có chứa nhiều kali như: chuối tiêu, hồng xiêm, cam, nho v.v…
  • Hạn chế lượng nước (uống, truyền) đưa vào cơ thể trong giai đoạn phù nhiều. Nên đo lượng nước do ăn uống cung cấp.

b. Nghỉ ngơi:

  • Nghỉ tại giường trong quá trình điều trị, tránh các hoạt động gắng sức (cả về thể lực và tầm thần).
  • Suy tim cấp tính, suy tim nặng (độ III, độ IV) phải được thực hiện chế độ phục vụ tại giường (chăm sóc cấp I) và nằm nghỉ ở tư thế Fowler (nửa nằm nửa ngồi.).

c. Vệ sinh thân thể:

  • Vệ sinh cá nhân và thân thể hàng ngày. Chú ý nơi tắm cần ấm, tránh gió lùa.
  • Các trường hợp suy tim giai đoạn nặng hoặc có biến chứng liệt (do tắc mạch máu não) cần chú ý xoa bóp, thay đổi tư thế cho nằm đệm chống loét…

2. Các theo dõi cần thiết:

a. Nhiệt độ:

  • Ngày lấy nhiệt độ 2 lần, cách nhau 8 giờ. Trừ những trường họp có y lệnh đặc biệt phải lấy nhiệt độ nhiều lần trong ngày.
  • Sốt cao trên 39°C: lau mồ hôi, có thể lau khăn tẩm cồn, nới rộng quần áo, bỏ bớt tã lót, chườm mát, cho thuốc hạ sốt theo y lệnh.
  • Hạ nhiệt độ (<36°C) phải ủ ấm, cho uống nước đường ấm và báo bác sĩ khám lại.

b. Mạch:

  • Ngày lấy mạch 2 lần trùng với thời điểm cặp nhiệt độ. Trừ các trường hợp đặc biệt (bệnh nhi có rối loạn nhịp tim, dùng thuốc ảnh hưởng tới nhịp tim…) phải lấy mạch theo chỉ định đặc biệt
  • Cần chú ý: tần số mạch (đếm mạch trong 1 phút) mạch rất nhanh (>200 lần/phút) mạch rất chậm < dưới 501/phút; mạch không đều, mạch yếu hoặc không bắt được, hiện tượng nghịch mạch; không bắt được mạch phải báo ngay cho bác sĩ để xử trí.

c. Nhịp thở và tình trạng suy hô hấp:

  • Đếm nhịp thở cùng lúc vói lấy mạch, đo nhiệt độ và bất kì lúc nào phát hiện thấy bệnh nhi có khó thở.
  • Đếm nhịp thỏ trong một phút, kết hợp với các biểu hiện khác như: tím, sự co rút các cơ hô hấp, kiểu thở… để đánh giá tình trạng suy hô hấp.
  • Cần nắm vững tính chất cơn khó thở:
    + Khó thở đột ngột thường do suy tim nặng cấp tính hoặc có biến chứng như phù phổi cấp, chèn ép tim cấp… Khó thở từ từ thường thấy ở các bệnh nhi suy tim mạn tính. Khó thở về đêm gặp trong các bệnh tim bẩm sinh tăng lưu lượng phổi hoặc có kèm bệnh ở phổi. Cơn khó thở vào sáng sớm kèm theo tím tái nặng là biểu hiện của cơn thiếu oxy não trong các bệnh tim bẩm sinh tím v.v…+ Xử trí: cần giải thích cho bệnh nhi yên tâm, nới bớt quần áo, khăn quàng cổ, nằm tư thế dễ thở, hút đờm dãi, cho thở oxy, báo bác sĩ xử trí và chuẩn bị sẵn các phương tiện cấp cứu, điều trị… sẵn sàng thực hiện y lệnh.

d. Huyết áp:

  • Đo huyết áp động mạch ngày 2 lần, hoặc khi bệnh nhi có các triệu chứng cơ năng của cơn cao huyết áp (nhức đầu, đỏ bừng mặt).
  • Những bệnh nhi có chỉ định đo áp lực tĩnh mạch trung tâm cần được theo dõi sát theo quy trình chăm sóc tích cực.
  • Khi phát hiện những thay đổi huyết áp bất thường phải báo ngay cho bác sĩ xử trí và giải thích để bệnh nhi yên tâm.
  • Để có kết quả đo chính xác, phải nắm vững kĩ thuật đo và chọn băng đo phù họp với lứa tuổi.

e. Nước tiểu:

Đo lượng nước tiểu 24 giờ, để có số lượng chính xác, ά trẻ nhỏ đặc biệt ở trẻ nữ, cần phải thu gom nước tiểu bằng túi nilon dính ở bộ phận sinh dục. Tập xi trẻ đái trước khi đi ỉa, đi tắm.

g. Cân nặng:

Cân bệnh nhi hàng ngày vào một giờ nhất định, cân vào lúc đói, để đánh giá tình trạng phù trong giai đoạn bệnh nặng.

3. Phát hiện biểu hiện độc hoặc tác dụng phụ của các thuốc điều trị:

  • Bệnh nhi thấy mệt, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, loạn sắc, mạch chậm hoặc loạn nhịp… có thể do ngộ độc digitalis (thuốc trợ tim).
  • Bệnh nhi thấy ho nhiểu trong khi đang dùng thuốc ức chế men chuyển, nếu không có viêm nhiễm ở phổi có thể do tác dụng phụ của thuốc.
  • Bệnh nhi mệt lả, môi khô, mắt trũng, đàn hồi da giảm có thể bị mất nước do dùng thuốc lợi tiểu.
  • Trẻ nôn máu, ỉa phân đen, xuất huyết dưới da có thể liên quan tới thuốc corticoid, salicylat, thuốc chống đông…

Khi thấy các biểu hiện bất thường phải báo bác sĩ xử trí và giám sát việc thực hiện chế độ điều trị của bệnh nhi (ví dụ: bệnh nhi tự uống thuốc quá liều, không uống kali khi dùng thuốc lọi tiểu, trợ tim… uống aspirin lúc đói v.v…)

4. Phát hiện các triệu chứng hoặc biến chứng trong điều trị:

Khó thở dữ dội, hoảng hốt, ho ra bọt màu hồng. Cơn khó thở hổn hển vào sáng sớm, kích thích vật vã, tím toàn thân, da tái nhợt, thở ngáp hoặc ngừng thở, không bắt được mạch ở bẹn, cổ, phải kịp thời báo bác sĩ và xử trí bước đầu như giải thích cho bệnh nhi yên tâm, cho thở oxy, bóp bóng, ép bóp tim ngoài lồng ngực… đồng thòi chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu và nhanh chóng thực hiện y lệnh.

5. Theo dõi hoạt động của máy móc, trang thiết bị và phát hiện các thông số, các hoạt động bất thường của các phương tiện báo cho bác sĩ biết để xử lí.

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

Hàng ngày cần ghi vào hồ sơ:

  • Việc thực hiện chế độ ăn, uống, chế độ chăm sóc.
  • Các thông số: mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp, cân nặng, số lượng nước tiểu 24h.
  • Các triệu chứng, diễn biến bất thường phát hiện được.
  • Những trường họp chăm sóc đặc biệt, ghi thêm các thông số như: áp lực tĩnh mạch trung tâm, kết quả phân tích khí máu, các thông số máy thở, Momitoring…

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

1. Tại bệnh viện:

  • Yên tâm điều trị.
  • Nghỉ tại giường, hạn chế hoạt động nặng.
  • Ăn nhạt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Uống thuốc và thực hiện các quy định về điều trị và chăm sóc của bệnh viện.
  • Không tự ý uống thêm thuốc hoặc tự tháo bỏ các dụng cụ, phương tiện theo dõi và cấp cứu (như ống thông thở oxy, dây truyền, ống dẫn lưu, máy móc…)
  • Báo cho nhân viên y tế các triệu chứng hoặc các diễn biến bất thường (đau ngực, cơn khó thở, cơn tím, ho máu, nôn, ỉa máu, ngất…)

2. Sau khi xuất viện:

  • Tránh các hoạt động gắng sức.
  • Ản nhạt khi thấy mệt, phù, đái ít.
  • Giữ ấm về mùa đông.
  • Uống thuốc theo đơn.
  • Đi khám, tiêm phòng, uống thuốc phòng theo đúng lịch quy định.
  • Đi khám ngay nếu có các dấu hiệu bất thường trong quá trình theo dõi: mệt, phù, cơn khó thở, đau ngực, tím tái, ngất…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *