Chăm sóc bệnh nhi thấp tim

I. Mục đích

  • Theo dõi và chăm sóc bệnh nhi theo từng thể bệnh: viêm tim, viêm đa khớp, múa giật.
  • Theo dõi tai biến và tác dụng phụ của thuốc.
  • Giáo dục sức khỏe, hướng dẫn bệnh nhi và gia đình hợp tác chăm sóc phòng bệnh thấp tim.

II. Nội dung chăm sóc bệnh nhi thấp tim

1. Đối với thể viêm đa khớp

  • Trẻ nghỉ ngơi tại giường trong giai đoạn viêm khớp, chi để tư thế gấp nhẹ.
  • Hướng dẫn trẻ vận động gấp duỗi khớp khi giảm viêm và đau.

2. Đối với thể viêm tim

  • Thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thòi y lệnh của bác sĩ.
  • Đo huyết áp, đếm mạch, đếm nhịp tim, ít nhất 1 lần trong ngày. Đếm nhịp thở trong trường hợp cần thiết.
  • Theo dõi số lượng nước tiểu trong 24 giờ. Hướng dẫn gia đình cách thu thập và đo số lượng nước tiểu.
  • Cân nặng ít nhất 2 lần/tuần hoặc nhiều hơn nếu bệnh nhi có suy tim nặng.
  • Chế độ ăn và nghỉ ngơi có tầm quan trọng như thuốc điều trị, đặc biệt khi có suy tim nặng.
    + Ăn nhạt: tùy mức độ suy tim: nhạt tuyệt đối (không có muối) hoặc nhạt tương đối (từ 2 đến 4 gam muối/ngày). Động viên gia đình tự nấu ăn cho trẻ (luộc hoặc rán không có muối) hoặc ăn theo chế độ ăn nhạt của bệnh viện. Lưu ý trẻ và gia đình một số thức ăn “nhạt” mà vẫn có muối: bánh mì, xôi, cháo, phở…. Giải thích sao cho trẻ vui vẻ, tự giác chấp nhận chế độ ăn “không ngon miệng” này, tránh ăn vụng muối.
    + Đối với các thức ăn khác: không hạn chế, không kiêng nên ăn nhiều rau, hoa quả, thức ăn giàu đạm. Khi trẻ đang được điều trị trợ tim và lọi tiểu: khuyến khích ăn hoa quả có nhiều kali: hồng xiêm, chuối tiêu, nho….

Không nên uống nhiều nước khi có phù, suy tim nặng.

+ Thực hiện nghiêm túc chế độ chăm sóc cấp 1. Trẻ suy tim nặng cần nghỉ ngơi, ăn uống vệ sinh mỗi ngày tại giường, thay đổi tư thế nhẹ nhàng, trẻ ờ tư thế nửa nằm nửa ngồi khi khó thở nhiều. Đánh giá chi tiết chế độ ăn, lượng nước uống và nước tiểu bệnh nhi hàng ngày.

+ Đối với các trường hợp không suy tim hoặc suy tim nhẹ cũng cần chế độ nghỉ ngơi để tránh các biến chứng dẫn tới suy tim hoặc suy tim nặng thêm. Trong thời gian ở bệnh viện trẻ sinh hoạt tại khoa phòng, không tự ý rời khỏi khoa. Chế độ nghỉ ngơi còn phải thực hiện trong nhiều tuần ở nhà để viêm tim hồi phục hoàn toàn, tránh di chứng van.

3. Đối với thể múa giật

  • Tùy thuộc mức độ nặng, trẻ cần được phục vụ hoàn toàn (vệ sinh thân thể, ăn uống), theo dõi sát, tránh để trẻ ngã, sây sát.
  • Khích lệ, động viên trẻ, tránh lo âu quá mức.

4. Chăm sóc tâm lí

  • Thấp tim không phải là bệnh cấp tính, thời gian nằm viện trung bình 2-3 tuần, cần phải theo dõi và phòng bệnh lâu dài. Người y tá – Điều dưỡng cần cởi mở, thân thiện vód trẻ và gia đình trẻ.
  • Để tránh những lo âu không cần thiết, trước khi thực hiện các kĩ thuật chăm sóc, điều trị. Nên giải thích cho trẻ: mục đích, sự cần thiết của công việc để trẻ biết và họp tác.
  • Tạo ra khung cảnh vui vẻ, trẻ có những trò chơi giải trí nhẹ nhàng phù hẹp với sức khỏe: đọc báo, đố vui… Khi bệnh đỡ, khuyến khích trẻ đem sách vào học ở bệnh viện để khi ra viện trẻ không bị lỡ học

III. Theo dõi và phát hiện các tác dụng phụ của thuốc

Để điều trị bệnh thấp tim trẻ phải dùng nhiều thuốc: kháng sinh, kháng viêm (aspirin, prednison), trợ tim (digoxin), led tiểu và một số thuốc khác.

1. Phát hiện các tai biến, tác dụng phụ của thuốc:

  • Digoxin: nhịp chậm, nhịp nhanh bất thường, loạn nhịp, trẻ kêu nhìn màu vàng, đau bụng, buồn nôn….
  • Thuốc kháng viêm: đau thượng vị, nôn, ợ chua, nôn máu, phân đen…
  • Thuốc led tiểu: bệnh nhi đái quá nhiều, mất nước, hạ kali làm tăng nguy cơ ngộ độc digoxin.
  • Các biểu hiện dị ứng thuốc: như nổi mề đay, ngứa.

2. Chăm sóc

Để tránh các tác hại này cần thực hiện theo y lệnh của bác sĩ đổng thời giám sát bệnh nhi để đảm bảo thuốc được dùng đúng và đầy đủ.

  • Thuốc kháng viêm được uống khi đã ăn no, prednison được dùng toàn bộ liều (nếu liều nhỏ) hoặc 2/3 liều vào buổi sáng.
  • Digoxin uống đúng giờ theo y lệnh, luôn luôn kiểm tra mạch trước khi cho bệnh nhi dùng thuốc, nếu mạch chậm (dưới 60 lần/phút) hoặc có các biểu hiện bất thường, ngừng thuốc, báo bác sĩ.

IV. Hướng dẫn bệnh nhi và gia đình phòng thấp thứ phát

  • Nói rõ cho gia đình biết phồng thấp thứ phát là điều kiện để khỏi bệnh, nhằm giảm tỉ lộ tái phát, tỉ lệ bệnh van tim.
  • Thời gian phòng bệnh phụ thuộc vào tình trang bệnh, ít nhất trong 5 năm
  • Bệnh nhi cần được tiêm mông Retarpen 4 tuần/1 lần.
  • Tim hiểu những khó khăn khi bệnh nhi tiêm phòng thấp ở địa phương, từ đố đổ xuất vói bác sĩ, thuyết phục gia đình đảm bảo sao cho mọi trẻ thấp tim đều được phồng thấp đầy đủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *