Chăm sóc bệnh nhi uốn ván rốn

I. Mục đích

  • Hạn chế cơn co giật.
  • Phát hiện và xử trí kịp thời cơn ngừng thở.
  • Phòng suy dinh dưỡng, viêm phổi.
  • Hạ thấp tử vong.

II. Chuẩn bị

1. Phóng nằm của bệnh nhi

Nhiệt độ ổn định 26 – 28°C

Phòng phải yên tĩnh tránh tiếng động mạnh, ồn ào.

Phòng thoáng, ánh sáng vừa đủ để có thể quan sát bệnh nhi, không sáng quá.

2. Dụng cụ cấp cứu

  • Mặt nạ, bóng bóp, nguồn oxy, ống thông hút, máy hút… luôn có sẩn tại buồng bệnh và tiện lọi khi sử dụng.
  • Ông thông cho ăn, bơm để bơm sữa.

III. Các bước tiến hành

  • Đặt bệnh nhi trong phồng riêng, tránh động chạm vào người khi không cần thiết.
  • Rửa rốn bằng oxy già 3đv thể tích, hoặc nước muối sinh lí 9‰. Dùng betadin 1% chấm vào chân rốn, không băng để rốn nhanh khô và sạch.
  • Vệ sinh tắm rửa hàng ngày: đặc biệt những nếp gấp như bẹn, nách, cổ, lòng bàn tay phải được rửa, lau khô và lót một ít bông hút ẩm ở những vị trí đó để tránh ẩm ướt tại chỗ.

Phân và nước tiểu ra tã phải được thay ngay.

  • Thay đổi tư thế: 3-4 lần/ngày. Đặt bệnh nhi nghiêng trái rồi nghiêng phải để tránh ứ đọng ở phổi.
  • Hút dịch xuất tiết ở mũi, miệng 30 phút – 1 giờ/lần tuỳ theo mức độ xuất tiết nhiều hay ít.
  • Đo nhiệt độ 2 lần/ngày. Nếu bệnh nhi có sốt cởi bớt tã lót.
  • Cân hàng ngày.
  • Theo dõi cơn giật và khoảng cách giữa các cơn giật
  • Theo dõi tình trạng bệnh nhi sau cơn giật xem có nhịp thở trà lại hay không, phát hiện kịp thời cơn ngừng thở để hỗ trợ hô hấp bằng thổi ngạt, bóp bóng, thở máy v.v…
  • Nếu bệnh nhi có thở máy phải theo dõi các thông số theo quy định.
  • Cho ăn:
    + Thức ăn: Sữa mẹ hoặc sữa bột (nếu mẹ không có sữa)
    + Ăn nhỏ giọt dạ dày: nhỏ giọt dạ dày để tránh ứ đọng và trào ngược sữa sau mỗi cơn giật trong 10-15 ngày đầu phải dùng phương pháp nhỏ giọt dạ dày 7-8 lần một ngày với số lượng bảo đảm theo nhu cầu trên 1 kg/24 giờ. Cụ thể là:

+ Trẻ đẻ non:

Ngày thứ nhất sau đẻ               :            30ml/kg/24h

Ngày thứ hai sau đẻ                 :            50ml/kg/24h

Ngày thứ ba sau đẻ                   :            80ml/kg/24h

Ngày thứ tư sau đẻ                   :            100ml/kg/24h

Ngày thứ năm sau đẻ               :            120ml/kg/24h

Ngày thứ sáu, bảy sau đẻ :                    140-150ml/kg/24h

Từ ngày thứ 8 trở đi cho          :            180 – 200 ml/kg/24h.

+ Trẻ đủ tháng:

Ngày thứ nhất sau đẻ               :            60ml/kg/24h

Ngày thứ hai sau đẻ                 . :          90ml/kg/24h

Ngày thứ ba sau đẻ                   :            110ml/kg/24h

Ngày thứ tư sau đẻ                   :            140ml/kg/24h

Ngày thứ năm —> bảy             :            150ml/kg/24h

Từ tuần thứ hai trở đi               :            180 – 200 ml/kg/24h.

  • Ông thông đặt dạ dày phải thay hàng ngày.
  • Chai đựng sữa và dây truyền phải được thay từng bữa.

* Ăn bằng ống thông:

  • Khi bệnh nhi hết giật chỉ còn co cứng, bơm sữa từ từ qua ống thông trong vòng 15 phút.
  • Khi trẻ khóc miệng há còn hạn chế có thể cho trẻ ăn bằng thìa. Chỉ bú mẹ khi trẻ há miệng và khóc to. Lưu ý vệ sinh các dụng cụ cho ăn sau từng bữa.

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

  • Theo dõi các dấu hiệu sống như: mạch, nhịp thở 1-2h/lần.
  • Tình trạng bệnh nhi sau mỗi cơn giật: tím tái, ngừng thở v.v…
  • Số cơn giật, thòi gian kéo dài mỗi cơn giật.
  • Giờ hút, tính chất dịch hút.
  • Giờ thay đổi tư thế.
  • Nhiệt độ, cân nặng hàng ngày.
  • Tình trạng tiêu hoá: bệnh nhi có nôn, trướng bụng.

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

  • Duy trì nguồn sữa mẹ trong những ngày trẻ không bú được bằng cách hướng dẫn mẹ vắt sữa theo đúng phương pháp.
  • Giải thích cho ba mẹ: căn nguyên và dấu hiệu đơn giản về bệnh của trẻ để mẹ yên tâm trong điều trị.
  • Hướng dẫn bà mẹ cách vệ sinh da, rốn cho con, và tránh động chạm vào trẻ khi không cần thiết.
  • Hướng dẫn cách phòng bệnh:
    + Phải tiêm phòng đủ hai mũi vaccin phòng uốn ván khi có thai.
    + Đẻ tại cơ sở y tế có đủ điều kiện đẻ sạch và an toàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *