Chăm sóc bệnh nhi viêm phổi

I. Mục đích

  • Đảm bảo thông thoáng đường thở.
  • Phát hiện và xử trí kịp then tình trạríg suy hô hấp.
  • Đề phòng kiệt sức do khó thở gây ra.
  • Hạ thấp tỉ lệ tử vong do viêm phổi nặng.

II. Chuẩn bị

1. Phòng chăm sóc, theo dõi

Phòng điều trị phải rộng rãi, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Tránh gió lùa.

2. Các phương tiện để chăm sóc

  • Đồng hổ để đếm nhịp thở, mạch.
  • Hệ thống thở oxy: bình oxy, dây dẫn, lọ nước làm ẩm, ống thông, mặt nạ…
  • Máy hút, Ống thông vô khuẩn có các cỡ số phù hợp.

III. Các bước tiến hành

  • Nối rộng quần áo, tã lót.
  • Làm thông thoáng đường hô hấp bằng cách hút đởm dãi và các chất xuất tiết ồ mũi họng. Cỡ Ống thông số 6 – 8 cho trẻ nhỏ, số 8 – 10 cho trẻ lớn. Chú ỷ hút đúng phương pháp.
  • Khi có suy hô hấp cho bệnh nhi thở oxy qua ống thông mũi. Liều lượng: trẻ sơ sinh: 0,5 l/phút, trẻ nhỏ 1,5 l/phút, trẻ lớn 3 l/phút. Nếu thở oxy qua ống thông mũi bị kích thích nhiều cho trẻ thở oxy qua mặt nạ.

Chú ý: Oxy phải được làm ẩm qua bình nước; thường xuyên kiểm tra ống thông đề phòng tắc.

  • Vỗ rung nhiều lần trong ngày khi trẻ khò khè, ứ đọng đờm dãi, sau đó hút cho trẻ
  • Đếm nhịp thở. Trường hợp nặng 3 h/lần.
  • Đo mạch và nhiệt độ hàng ngày.
  • Cân theo định kì 3 ngày/lần
  • Theo dõi phát hiện các dấu hiệu nặng của bệnh: bú kém, bỏ bú, không uống được, thở nhanh hơn, thở khó hơn, tím tái, các tiếng thở bất thường: tiếng rít, tiếng khò khè…

* Chế độ ăn:

  • Đảm bảo cho trẻ bú sữa mẹ. Khi trẻ khó thở nhiều vắt sữa đổ bằng thìa. Nếu trẻ không nuốt được cho trẻ ăn qua ống thông dạ dày.
  • Trẻ lớn cho ăn lỏng, dễ tiêu, chia nhiều bữa, đủ calo.
  • Cho uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất do sốt, thở nhanh, tiêu chảy.

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

  • Nhịp thở, nhịp tim, nhiệt độ.
  • Tinh trạng khó thở, rút lõm lồng ngực, tím tái, tiếng thở bất thường.
  • Tình trạng xuất tiết, các chất dịch hút được.
  • Nếu phải thở oxy: ghi tình trạng trước và sau khi thở oxy.
  • Tình trạng dinh dưỡng và tiêu hóa: ăn, uống, nôn, bỏ bú, bỏ uống, tiêu chảy

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

  • Giải thích cho bà mẹ tình trạng bệnh của trẻ để gia đình hiểu và cộng tác chăm sóc.
  • Giải thích bà mẹ cho bú nhiểu lần hơn khi trẻ ốm. Nếu trẻ không bú được hướng dẫn vắt sữa và cho uống bằng thìa đúng phương pháp.
  • Hướng dẫn bà mẹ báo ngay cho thầy thuốc khi trẻ có các biểu hiện: không bú được, trẻ mệt hơn, trẻ thở nhanh hơn, thở khó hơn.

* Hướng dẫn cách phòng bệnh:

  • Giữ ấm cho trẻ, tránh nhiễm lạnh.
  • Tiêm phòng đầy đủ.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Phát hiện và điều trị sớm các nhiễm khuẩn của mũi, họng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *