Chăm sóc bệnh nhi xuất huyết não – màng não

I. Mục đích

  • Biết dự phòng và làm giảm áp lực nội sọ.
  • Làm ngừng chảy máu và chống thiếu máu.
  • Theo dõi và làm giảm cơn co giật.
  • Theo dõi các chức năng sống.
  • Giúp cho bài tiết phân.
  • Cung cấp đủ dinh dưỡng.

II. Chuẩn bị

1. Bệnh nhi được đặt trong phòng cấp cứu

  • Nhiệt độ phòng thích hợp 26-28°C
  • Phòng đủ rộng, đủ ánh sáng thuận lợi cho theo dõi và quan sát bệnh nhi.

2. Dụng cụ cấp cứu:

  • Mặt nạ oxy, bóng bóp oxy, ống thông hút cỡ 5-6.
  • Hộp dụng cụ đặt nội khí quản, máy hô hấp nhân tạo (nếu được trang bị).
  • Hộp kim chọc dò tuỷ sống.
  • Ông thông cho ăn cỡ 5-6, bơm 20ml để bơm sữa…

III. Các bước tiến hành

1. Giám sát và làm giảm áp lực sọ não, đảm bảo tuổi máu não

  • Nâng đầu giường cao 30 độ, giữ đầu trẻ ở vị trí cân đối. cổ trẻ không bị gập và không ruỗi ngửa quá mức, cổ ở vị trí thẳng giữa.
  • Cho trẻ thở oxy qua mặt nạ với lưu lượng 5 lít/phút. Thở oxy qua ống thông mũi.
  • Tiêm cho trẻ lasix và prednisolon 1 mg/kg) hoặc dexamethazol 0,4 mg/kg. theo y lệnh để làm giảm phù não.
  • Đo vòng đầu hàng ngày.

2. Làm ngừng chảy máu và chống thiếu máu

  • Tiêm vitamin K và truyền máu theo y lệnh.

3. Dự phòng và làm giảm cơn co giật

  • Ghi số cơn, kiểu cơn giật và thời gian kéo dài cơn giật.
  • Cho thuốc chống co giật như Gardenal theo y lệnh.

4. Theo dõi các dấu hiệu sống:

  • Theo dõi nhiệt độ cơ thể. Nếu nhiệt độ tăng cho chườm lạnh và cho thuốc hạ nhiệt theo y lệnh. Nếu nhiệt độ hạ cho ủ ấm.
  • Theo dõi sát nhịp thở: nếu trẻ ngừng thở cần báo bác sĩ để đặt nội khí quản, bóp bóng oxy hoặc thở máy thông khí nhân tạo (nếu có điều kiện).
  • Tránh bít tắc đường thở. Nếu đờm dãi nhiều phải hút.Thao tác phải rất nhẹ nhàng, vì gây cho trẻ kích thích, có thể gây tăng áp lực nội sọ.

5. Giúp cho bài tiết phân:

  • Cung cấp đủ nước cho nhu cầu cơ thể qua thức ăn và nước uống.
  • Cho thụt hậu môn glycerin theo y lệnh.

6. Cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhi:

  • Trẻ được truyền dịch và cho ăn qua ống thông mũi dạ dày trong những ngày đầu.
  • Cho ăn qua ống thông mũi – dạ dày: kích thước ống thông số 4 hoặc số 5.
  • Bơm sữa qua ống thông bằng bơm có dung tích 20ml.
  • Kiểm tra đầu dưới của ống thông có ở trong dạ dày bằng hút dịch dạ dày.
  • Kiểm tra thức ăn có được tiêu hoá bằng chất dịch hút từ dạ dày.
  • Sữa được hâm nóng trước khi cho ăn.
  • Sau lần bơm sữa cuối cùng, bơm 5-10ml nước để làm sạch ống thông.
  • Phải thay ống thông cho ăn hàng ngày.
  • Ghi số lượng thức ăn sau mỗi bữa ăn.

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

  • Theo dõi mạch, nhịp thở 2 giờ/1 lần.
  • Theo dõi nhiệt độ 2 lần/1 ngày.
  • Ghi số cơn giật, kiểu cơn giật, thời gian kéo dài của cơn giật, mức độ tỉnh – mê.
  • Ghi độ căng của thóp và vòng đầu hàng ngày.
  • Số bữa ăn, số lượng thức ăn.
  • Tình trạng căng trướng bụng, tình trạng bài tiết phân.
  • Ghi số lượng dịch cho vào cơ thể và số lượng dịch ra qua phân, nước tiểu…

VI. Hướng dẫn gia đình bệnh nhi

  • Duy trì nguồn sữa mẹ do trẻ không bú trong những ngày đầu bằng hướng dẫn bà mẹ cách vắt sữa và chế độ ăn của bà mẹ.
  • Giải thích cho bà mẹ và gia đình về căn nguyên gây bệnh và cách điều trị để cho họ an tâm, hợp tác chăm sóc trẻ đúng phương pháp.
  • Giải thích các di chứng thần kinh và tinh thần trẻ có thể mắc sau khi ra viện và hướng dẫn cách chăm sóc ở nhà.
  • Họp tác khám xét trẻ định kì ở bệnh viện để tư vấn kịp thời chữa các biến chứng.
  • Hướng dẫn bà mẹ cách phòng bệnh bằng tiêm hoặc uống vitamin K cho bà mẹ 15 ngày trước khi sinh con và trẻ sau khi sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *