Chăm sóc người bệnh Basedow

I. Mục đích

  • Động viên người bệnh an tâm điều trị vì người bệnh luôn lo âu, bồn chồn, bực bội.
  • Duy trì cân nặng bình thường.

II. Chuẩn bị

1. Người bệnh:

  • Người bệnh được giải thích về việc chăm sóc.
  • Đặt người bệnh ở tư thế phù hợp cho công việc chăm sóc.

2. Người thực hiện:

  • Y tá – điều dưỡng (có người phụ giúp nếu người bệnh hôn mê).
  • Trang phục y tế đầy đủ.
  • Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ.

3. Nơi thực hiện:

Tại giường bệnh

4. Dụng cụ

Tuỳ theo nhận định người bệnh mà chuẩn bị dụng cụ cho phù hợp.

  • Xe thay băng (đầy đủ dụng cụ).
  • Xe tiêm (đầy đủ dụng cụ)
  • Nhiệt kế, huyết áp, ống nghe.
  • Ga, quần áo, chăn màn sạch…
  • Túi đựng đồ bẩn.

III. Các bước tiến hành

1. Dinh dưỡng:

  • Do người bệnh có tăng chuyển hoá vì vậy cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho người bệnh để phòng ngừa người bệnh tiếp tục giảm cân.
  • Hồi phục cân nặng đã mất và tiếp tục duy trì cấn nặng trong giới hạn bình thường. Người bệnh không có dấu hiệu suy dinh dưỡng.

2. Tâm thần:

  • Tạo môi trường để người bệnh luôn cảm thấy an tâm và được bảo vệ, che chở.
  • Người bệnh luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ và cảm thông của điều dưỡng, bạn bè và gia đình.
  • Tiếp tục ổn định tinh thần trong suốt quá trình điều trị.

3. Điều trị:

  • Phát thuốc uống, tiêm… theo đúng y lệnh của bác sĩ điều trị.
  • Nếu người bệnh có bệnh lí ở mắt hoặc có lồi mắt: thường xuyên phải làm ẩm củng mắt-giác mạc bằng các thuốc nhỏ mắt đẳng trương.
  • Hạn chế, tránh sờ, nắn vùng tuyến giáp vì nó có thể gây nên cơn nhiễm độc giáp cấp.
  • Hạn chế hoạt động thể lực và tránh các đả kích tố về tinh thần. Cân bằng giữa nghỉ và vận động.
  • Theo dõi và ghi lại các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh, nếu mạch nhanh phải báo bác sĩ.
  • Theo dối điện tim, các kết quả xét nghiệm của người bệnh.

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

  • Ghi lại các dấu hiệu, diễn biến trong khi chăm sóc.
  • Phát hiện và báo cáo ngay với bác sĩ các triệu chứng hoặc dấu hiệu nghi ngờ có cơn nhiễm độc giáp cấp (cảm giác nóng bức, sốt, run chân tay, trống ngực…).
  • Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

  • Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi điều trị đều đặn cho người bệnh và người nhà người bệnh.
  • Khuyên ngưòi bệnh (trong trường hợp suy giáp) phải dùng hormon thay thế suốt đòi.
  • Chăm sóc hỗ trợ như cung cấp vitamin, dinh dưỡng, dịch, an thần., nếu cần.
  • Khuyên người bệnh và người nhà người bệnh cho người bệnh ăn đủ dinh dưỡng.
  • Chăm lo tinh thần cho người bệnh được thoải mái.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *