Chăm sóc người bệnh chạy thận nhân tạo (TNT)

I. Mục đích

  • Chuẩn bị người bệnh trước chạy TNT (lọc máu).
  • Theo dõi những dấu hiệu lâm sàng bất thường trong khi chạy thận nhân tạo.
  • Chăm sóc và theo dõi nơi chọc kim hoặc ống thông, tránh chảy máu.
  • Chăm sóc và theo dõi các biến chứng sau lọc máu.

II. Chuẩn bị

1. Người bệnh:

Giải thích và động viên người bệnh.

2. Người thực hiện:

Y tá-điều dưỡng trang phục y tế đầy đủ.

3. Nơi thực hiện:

Tại giường bệnh.

4. Dụng cụ:

  • Cân
  • Huyết áp, Ống nghe, nhiệt kế, dây chun băng ép tĩnh mạch.
  • Bộ chăm sóc và thay băng.
  • Monitor tại giường người bệnh để theo dõi mạch, nhịp tim, huyết áp Sp02.
  • Máy làm điện tâm đồ.
  • Các thuốc cấp cứu tăng K+ máu: Kayexalate bột, calciclorua ống 0,5g, glucose 20%, insulin ..
  • Các ống nghiệm để lấy máu xét nghiệm.
  • Dụng cụ lọc, dẫn lưu nước tiểu, ống thông bàng quang các cỡ 16-18.

III. Các bước tiến hành

1. Trước chạy TNT:

  • Đánh giá cân nặng, các dấu hiệu sinh tồn, ý thức, mạch, huyết áp, nhịp thở, nhịp tim, tình trạng phù, tình trạng thiếu máu, số lượng nước tiểu/giờ trước chạy thận nhân tạo.
  • Giúp người bệnh vệ sinh thân thể vùng chuẩn bị đặt catheter tĩnh mạch (tĩnh mạch bẹn) hoặc cầu nối động tĩnh mạch quay.
  • Lấy máu xét nghiệm theo y lệnh.
  • Thực hiện các y lệnh thuốc (nếu có chỉ định của bác sĩ).
  • Giải thích để người bệnh biết và yên tâm.

2.  Trong lúc làm TNT (có quy trình riêng).

3. Sau chạy TNT:

  • Cân nặng và đánh giá các dấu hiệu sinh tồn, nước tiểu/giờ.
  • Theo dõi băng ép tại vị trí chọc tĩnh mạch bẹn, phát hiện biến chứng chảy máu, tắc mạch, hoại tử chỗ nối động tĩnh mạch quay, biến chứng nhiễm khuẩn, tháo băng ép sau 12giờ.
  • Lấy mau xét nghiệm: u rê máu, creatinin, ĐGĐ máu.
  • Mắc monitor theo dõi tại giường.
  • Chế độ nuôi dưỡng cho người bệnh suy thận:
    + Hạn chế nước: lượng nước vào cơ thể 24giờ = số lượng nước tiểu/24giờ + 500ml- 700ml/24giờ
    + Đảm bảo nuôi dưỡng calo đầy đủ 30-35Kcalo/24giờ (2/3 lipid, 1/3 glucid), protid 0,5g/kg/24giờ, hạn chế thức ăn có nhiều P, K+, magiê.
    + Đảm bảo cân bằng điện giải: xét nghiệm ĐGĐ hàng ngày, nếu kali máu tăng, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Kayexalate, Resonium A, calciclorua 0,5g tĩnh mạch châm, hạn chế muối ăn.
  • Giúp người bệnh vệ sinh cá nhân, chăm sóc sạch sẽ tại vị trí chọc tĩnh mạch bẹn, chỗ nối động tĩnh mạch quay.
  • Đặc biệt chú ý phát hiện một số biến chứng hay gặp trên lâm sàng và báo bác sĩ.
    + Cơn tăng huyết áp: đo huyết áp, đếm mạch, nhịp tim, ý thức.
    + Phù phổi cấp: đo huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, môi đầu chi, chất đờm.
    + Tăng K+ máu: nôn, buồn nôn thay đổi ĐTĐ (T nhọn, đối xứng, QRS dãn rộng).

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

  • Cân nặng trước – sau chạy thận.
  • Các dấu hiệu sinh tổn: ý thức, mạch, nhịp tim, huyết áp, nhịp thự, nước tiểu/giờ, phù, mức độ thiếu máu, môi (tím, hồng, nhợt).
  • Các thông số: Sp02, điện tâm đồ, khí máu, xét nghiệm urê, đường, ĐGĐ. Báo kịp thời cho bác sĩ những bất thường.
  • Theo dõi vị trí chọc tĩnh mạch, tháo băng ép, thay băng iSất trùng sau 12 giờ, phát hiện những bất thường khác (thí dụ chảy máu trong hố chậu nếu chọc tĩnh mạch đùi).
  • Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

  • Động viên người bệnh, giải thích để ngưòi bệnh hiểu rõ việc cần thiết của chạy thận nhân tạo. ‘
  • Giám sát khẩu phần nước, điện giải và dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh.
  • Giải thích để người bệnh hiểu biết và thực hiện chế độ điều trị (thuốc và ăn uống, sinh hoạt) lâu dài. Nếu là suy thận mãn, chạy thận nhân tạo chu kì, giải thích để gia đình và người bệnh hiểu ích lọi và cần thiết của thận nhân tạo, an tâm, tin tưởng vào kết quả của điểu trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *