Chăm sóc người bệnh có cơn tăng huyết áp

I. Mục đích

  • Đảm bảo cho người bệnh được theo dõi và kiểm soát huyết áp chặt chẽ.
  • Đảm bảo duy trì huyết áp ở mức an toàn và ổn định.
  • Tránh được các biến chứng của cơn tăng huyết áp trong qúa trình điều trị.
  • Đảm bảo dinh dưỡng, nước điện giải đúng quy cách.
  • Làm cho người bệnh tin tưởng vào điều trị.
  • Giải thích cho người bệnh hiểu và biết cách tự theo dõi huyết áp.
  • Tuân thủ chế độ điều trị duy trì.

II. Chuẩn bị

1. Người bệnh:

  • Giải thích cho người bệnh.
  • Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp.

2. Người thực hiện:

Y tá điều dưỡng đầy đủ trang phục y tế.

3. Nơi thực hiện:

Tại giường bệnh.

4. Dụng cụ:

  • Ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, sổ sách ghi chép theo dõi.
  • Máy điện tim
  • Máy theo dõi người bệnh tại giường

III. Các bước tiến hành

1. Nhận định, đánh giá tình trạng chung của người bệnh:

  • Tuổi, giới, tinh thần người bệnh: tỉnh, mê, lo lắng, hốt hoảng….
  • Thể trạng người bệnh: gầy, béo, suy kiệt….
  • Có liệt? có phù không?
  • Có khó thở không? có tím, hồng không ?
  • Hỏi tiền sử người bệnh cao huyết áp (HA), các theo dõi và chăm sóc trước đó.

2. Đo và theo dõi các chỉ số huyết động:

  • Đo huyết áp 30 phút đến 1 giờ/1 lần để theo dõi cơn tăng huyết áp và hiệu quả điều trị. Phải đo huyết áp tứ chi lúc người bệnh mới vào để tránh bỏ sót tăng HA chi trên do hẹp động mạch chủ.
  • Lấy mạch cần xem mạch đều hay không đều, so sánh tần số 2 bên. Nếu mạch không đều, phải đếm nhịp tim bằng ống nghe.
  • Ghi điện tâm đồ 12 chuyển đạo để phát hiện các tổn thương tim hoặc loạn nhịp.
  • Đặt máy theo dõi nhịp tim, huyết áp, Sp02 tại giường.
  • Đếm nhịp thở.

3. Thực hiện các y lệnh của bác sĩ:

  • Thuốc hạ áp: trước khi thực hiện thuốc hạ áp theo y lệnh phải đo huyết áp cho người bệnh và báo cho bác sĩ biết kết quả.
  • Các thuốc lợii tiểu nên sử dụng buổi sáng.
  • Thực hiện các xét nghiệm cần thiết cho người bệnh theo, y lệnh như:
    + Điện tâm đồ.

    + Chụp tim phổi.
    + Siêu âm tim, siêu âm doppler mạch.
    + Soi đáy mắt.
    + Các xét nghiệm sinh hoá, huyết học cơ bản: urê, đường máu, điện giải, cholesterol máu, creatinin, tế bào niệu, protein niệu…

4. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng:

  • Khẩu phần ăn đủ năng lượng, hạn chế muối.
  • Nếu béo phì áp dụng chế độ giảm calo.
  • Tránh dùng các chất kích thích: rượu, bia, chè, cà phê.

5. Chế độ nghỉ ngơi:

  • Nghỉ tại giường bệnh, giúp người bềnh vệ sinh.
  • Tránh gắng sức.
  • Tránh các thay đổi đột ngột như nóng, lạnh.
  • Vận động nhẹ tại giường, đảm bảo giấc ngủ cho người bệnh tránh tiếng ồn.
  • Giúp người bệnh tránh những xúc động mạnh, lo lắng, sợ hãi.
  • Động viên và giải thích cho người bệnh kịp thời.

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

  • Ghi đầy đủ các dấu hiệu, tình trạng ý thức của người bệnh: tỉnh táo, mê, hốt hoảng, sợ hãi
  • Huyết áp: đo và ghi theo giờ quy định, ghi mạch, nhiệt độ, nước tiểu, điện tâm đồ hàng ngày.
  • Ghi chép các chế độ chăm sóc.
  • Báo cáo thường xuyên với bác sĩ chỉ số huyết áp và các dấu hiệu hoặc xét nghiệm bất thường.
  • Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

  • Giải thích tình trạng bệnh để người bệnh yên tâm tin tưởng vào điều trị.
  • Hướng dẫn cho người bệnh và gia đình hiểu cách tự theo dõi huyết áp tại nhà và biết cách phát hiện một số biến chứng của tăng huyết áp.
  • Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, luyện tập vận động, chế độ ăn uống.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ điều trị.
  • Hướng dẫn chế độ tái khám và theo dõi tại cơ sở y tế.
  • Khuyên người bệnh bỏ thói quen không có lọfi như hút thuốc lá, thuốc lào, cà phê, rượu, bia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *