Chăm sóc người bệnh suy hô hấp cấp

I. Mục đích

  • Đảm bảo thông thoáng đường thở. Bảo đảm việc oxy hoá máu và đào thải C02 bình thường.
  • Theo dõi sát các diễn biến của bệnh, phát hiện và xử lí kịp thời các diễn biến xấu.

II. Chuẩn bị

1. Người bệnh:

  • Người bệnh tỉnh: giải thích cho người bệnh yên tâm, hướng dẫn một số động tác kĩ thuật cho người bệnh tự làm như: tập ho, khạc đờm, thở sâu….
  • Người bệnh hôn mê: tuỳ mức độ và nguyên nhân gây suy hô hấp mà thầy thuốc sẽ quyết định. Cho nằm nghiêng tư thế an toàn (nửa sấp) và đặt canun guedel khi thầy thuốc chưa đến.

2. Người thực hiện:

Y tá- điều dưỡng đầy đủ trang phục y tế.

3. Nơi thực hiện:

Tại giường bệnh.

4. Dụng cụ:

  • Nguồn oxy (có lưu lượng kế và bộ phận làm ẩm).
  • Ông thông hoặc mặt nạ thở oxy.
  • Máy hút (để áp lực hút < 120mmHg), ống hút đờm.
  • Bộ dụng cụ chọc dò màng phổi.
  • Bộ dụng cụ đặt ống nội khí quản kèm các ống nội khí quản có kích cỡ khác nhau. Máy theo dõi độ bão hoà oxy Sp02 và ETC02

III. Các bước tiến hành

  • Cho người bệnh nằm đầu cao (trừ trường họp tụt huyết áp)
  • Hút đờm dãi ở họng miệng mũi nếu có.
  • Giúp người bệnh ho, khạc đờm.
  • Cho thở oxy theo chỉ định: nồng độ oxy đạt 40% đối với ống thông mũi (liều 61ít/phút), 60% qua mặt nạ (vói lượng 8 lít/phút) và 80% qua mặt nạ có bóng dự trữ. Nhưng ở người bệnh bị bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mãn tính chỉ cần thở 1- 2 lít/ phút.
  • Thực hiện thuốc theo y lệnh: tiêm, uống, khí dung….

Khi thấy ở người bệnh suy hô hấp có một trong các dấu hiệu sau:

  • Rối loạn ý thức.
  • Nhịp tim nhanh >120 lần / phút hay chậm < 50 lần / phút hoặc tụt huyết áp.
  • Cơn ngừng thở hoặc thở chậm < lOlần / phút
  • Thở nhanh > 35 lần/phút. Da xanh tím, vã mồ hôi, Sp02 dưới 90%, co kéo các cơ hô hấp phụ.
  • Cần để đầu ngửa, bóp bóng oxy, báo bác sĩ biết và chuẩn bị đặt nội khí quản ngay.
  • Luôn để người bệnh suy hô hấp tại nơi có thể theo dõi tốt nhất đảm bảo:
    + Sp02 > 92% đối với suy hô hấp cấp.
    ≥ 90% đối với đợt cấp bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mãn tính.
    + Mạch <120 lần / phút (lúc không dùng salbutamol hay thuốc kích thích β2)
    + Huyết áp ổn định.
    + Nhịp thở <35 lần/ phút, không co kéo cơ hô hấp.

Ở người bệnh đặt nội khí quản và thở máy cẩn theo dõi liên tục:

  • Tình trạng hoạt động của máy thở
  • Sp02, ETCO2
  • Mạch
  • Phản xạ ho
  • Tình trạng đờm dãi (số lượng, màu sắc).

* Khi thấy:

  • Áp lực đường thở tăng cao đột ngột
  • Sp02 giảm nhanh
  • Người bệnh chống máy:
    + Phải nghi ngờ có tắc đờm hoặc tràn khí màng phổi.

    + Nếu sau khi hút đờm đúng kĩ thuật mà áp lực đường thở vẫn cao, người bệnh chống máy thì có khả năng tràn khí màng phổi phải báo bác sĩ ngay.
  • Cần trăn trở người bệnh và vỗ rung 2giờ/lần, cho ăn liên tục qua ống thông dạ dày, đủ calo 25-30Kcal/kg, tỉ lệ dinh dưỡng thích họp, bù đủ nước, đảm bảo nước tiểu 1500-2000ml/24giờ, đảm bảo hút đờm vô khuẩn.

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

  • Ghi chép tình trạng người bệnh:
    + Ý thức: tỉnh táo.
    + Màu sắc da: hồng hào, tím.
    + Nhịp thở, kiểu thở.
  • Kết quả xét nghiệm khí máu Sp02, ETC02
  • Tình trạng nhiễm khuẩn
  • Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

  • Giải thích cho người bệnh yên tâm điều trị, chấp hành đúng các quy trình kĩ thuật.
  • Khi ra viện cần dặn dò các biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế nguy cơ tái phát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *