Chăm sóc người bệnh suy thận cấp

I. Mục đích

  • Theo dõi và nhận định các dấu hiệu nặng của suy thận cấp.
  • Chuẩn bị người bệnh để lọc máu khi có chỉ định.
  • Hướng dẫn, giám sát chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh.

II. Chuẩn bị

1. Người bệnh:

Nằm đầu cao khi có khó thở

2. Người thực hiện:

Y tá-điều dưỡng trang phục y tế đầy đủ.

3. Nơi thực hiện:

Tại giường bệnh.

4. Dụng cụ:

  • Cân.
  • Huyết áp, Ống nghe, nhiệt kế, dây chun (băng ép).
  • Bộ đặt thông tiểu và túi đựng nước tiểu, túi nôn.
  • Monitor theo dõi người bệnh tại giường.
  • Máy ghi điện tim.
  • Ống đựng máu làm các xét nghiệm tại giường.
  • Các thuốc cấp cứu: adalat nhanh 10mg, lasix ống 20mg, kayexalat bột, glucose 20% + insulin nhanh, bicarbonat 1,4%, 4,2%, 8,4%…

III. Các bước tiến hành

1. Đánh giá cân nặng trước và hiện tại của người bệnh và các dấu hiệu sau:

  • Nôn mửa, ỉa lỏng, phù, mất nước, thiếu máu, ý thức.
  • Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhịp tim.
  • Nước tiểu/giờ, nước tiểu /24giờ.
  • Các dấu hiệu suy hô hấp: tím, mức độ khó thở, nhịp thở, kiểu thở.

2. Lấy máu và nước tiểu xét nghiệm cấp cứu theo y lệnh

Urê, đường, ĐGĐ máu, công thức máu), lấy kết quả, sơ bộ đánh giá kết quả, báo bác sĩ.

3. Mắc Monitor theo dõi tại giường, làm ĐTĐ phát hiện bất thường và báo bác sĩ

Rối loạn nhịp tim, sóng T cao, nhọn…

4. Chuẩn bị các thuốc cấp cứu và thực hiện theo y lệnh của bác sĩ

Điều trị tăng K+ máu, phù phổi cấp, cơn tăng huyết áp…

5. Vệ sinh cá nhân và chống loét.

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

  • Cân nặng trước kia và hiện tại.
  • Dấu hiệu toàn thân: nôn, ỉa chảy, phù, thiếu máu, ý thức.
  • Dấu hiệu mất nước: mức độ mất nước.
  • Mạch, nhịp tim, huyết áp, nhịp thở.
  • Dấu hiệu khác của suy hô hấp: nêu cụ thể các dấu hiệu.
  • Nước tiểu/giờ, nước tiểu /24giờ, màu sắc và số lượng.
  • Ghi chép các thông số trên máy: Sp02, khí máu, ĐTĐ, làm và lấy các kết quả xét nghiệm huyết học, sinh hoá (urê, đường, ĐGĐ máu), nước tiểu, đánh giá bất thường và báo bác sĩ.
  • Thực hiện thuốc theo y lệnh của bác sĩ: ghi chép đầy đủ tên thuốc, liều, đường dùng, thời gian dùng và đánh giá kết quả sau dùng thuốc.
  • Thực hiện chế độ nước, calo, điện giải, cụ thể/24giờ, số lượng…
  • Nước vào/24giờ = số lượng nước tiểu trong 24 giờ cộng với 500ml nước, nếu không có phù.
  • Calo: 20 – 30 Kcalo/kg/24giờ (Trong đó 2/3 lipid, 1/3 glucid, protid 0,5g/kg/24giờ). Hạn chế thức ăn có nhiều K+, p, Mg, cam, chuối, hồng xiêm….
  • Ăn nhạt tương đối.
  • Đặt Ống thông tiểu: thời gian, cỡ số, diễn biến cụ thể của kĩ thuật, có biến chứng gì không.
  • Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

  • Người bệnh suy thận cấp do ngộ độc: giải thích để người bệnh, gia đình người bệnh biết mức độ nguy hiểm và tuyên truyền giáo dục để giảm nguy cơ mắc. ·
  • Giải thích để người bệnh hiểu và an tâm điều trị bệnh.
  • Giải thích để người bệnh hợp tác và tuyệt đối tuân thủ chế độ thuốc và ăn uống, chế độ theo dõi lâu dài.
  • Giải thích về chế độ ăn uống của người bệnh cho gia đình để họp tác với điều dưỡng có hiệu quả (chế độ ăn nhạt, ít đạm….)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *