Chăm sóc người bệnh suy tim mạn

I. Mục đích

  • Ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, hạn chế tim làm việc gắng sức.
  • Làm cho người bệnh bớt lo lắng.

II. Chuẩn bị

1. Người bệnh:

  • Giải thích và động viên người bệnh.
  • Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp.

2. Người thực hiện:

  • Bác sĩ, Y tá- điều dưỡng trang phục y tế đầy đủ.

3. Nơi thực hiện:

  • Tại giường bệnh.

4. Dụng cụ:

  • Các dụng cụ chăm sóc người bệnh và thực hiện các y lệnh: tiêm truyền, bocal theo dõi nước tiểu, gối…
  • Dụng cụ cho người bệnh thở oxy: hệ thống oxy trung tâm hoặc bình oxy có lưu lượng kế, các loại ống thông (gọng kính hoặc thông có nhiều lỗ).
  • Các phương tiện để theo dõi tình trạng người bệnh: monitor tim mạch.
  • Các dụng cụ cấp cứu ngừng tim: máy làm sốc điện, máy hút, mặt nạ, bóng Ambu… vì người bệnh tim mạch hay có ngừng tim đột ngột.

III. Các bước tiến hành

1. Sơ bộ xác định mức độ suy tim mạn để đặt người bệnh ở tư thê thích hợp:

Độ 1: khi ngủ cho người bệnh nằm đầu cao 30°, có thể làm việc nhẹ nhàng không gắng sức.

Độ 2: nghỉ ngơi tại giường, đi lại trong bệnh phòng. Thở oxy mũi khi có cơn khó thở.

Độ 3: nằm tại giường kê cao đầu giường 45°, thở oxy mũi liên tục 2-4 lít/1 phút.

Độ 4: nằm đầu cao 45° thở oxy mũi 4-6 lít/1 phút,

  • Theo dõi chặt chẽ điện tim,
  • Nước tiểu,
  • Theo dõi tình trạng đông máu, báo bác sĩ khi có bất thường về đông máu.

2. Giảm lo lắng:

  • Người bệnh suy tim hay lo lắng, thường khó thở tăng về đêm, cần chăm sóc họ về tinh thần, thường xuyên có người ở bên cạnh.
  • Điều dưỡng trực phải luôn theo dõi và phát hiện tình trạng thiếu oxy não (khó thở, vật vã….)

Thực hiện thuốc:

  • Các thuốc lợi tiểu phải cho uống ngay khi có y lệnh (vào buổi sáng). Thuốc an thần (nếu có) phải cho uống vào buổi tối, kali phải cho uống sau bữa ăn.
  • Sau khi người bệnh đã uống (tiêm) thuốc, điều dưỡng phải liên tục theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu ngộ độc thuốc như: chán ăn, buồn nôn, rối loạn nhịp, cơn nhịp nhanh kịch phát… hoặc hạ huyết áp (thuốc giãn mạch)

3. Chuẩn bị dụng cụ phụ bác sĩ làm thủ thuật khi có chỉ định

  • Siêu âm tim, điện tâm đồ.
  • Phụ bác sĩ chọc dịch màng tim, màng phổi, màng bụng… (khi tình trạng người bệnh nặng).

4. Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở

  • Suy tim ở giai đoạn đầu lấy mạch ngày 2 lần vào sáng, chiều.
  • Suy tim nặng phải lấy mạch nhiều lần trong ngày tuỳ theo yêu cầu của bác sĩ. Khi đếm mạch phải chú ý đến tần số, biên độ, sức căng của mạch, phải đếm mạch trong 1 phút, khi có loạn nhịp tim, phải đếm nhịp tim, không đếm mạch.
  • Theo dõi trên monitor tim mạch: theo dõi huyết áp, Sp02, điện tim, ghi vào phiếu theo dõi, báo bác sĩ: nếu Sp02 < 60% loạn nhịp tim ngoại tâm thu nhiều trên 10%, huyết áp vọt lên quá cao hoặc đột nhiên hạ thấp, nhịp thở > 25 lẫn/1 phút hoặc dưới 10 lần/1 phút, nhịp tim < 60 lần /phút hoặc > 1201ần/ phút.

5. Thay đổi tư thế

  • Người bệnh suy tim rất mệt do vậy điều dưỡng phải chăm sóc họ, giúp họ thay đổi tư thế khi họ yêu cầu, xoa nhẹ những vùng tì đè để tuần hoàn được lưu thông.

6. Theo dõi số lượng nước tiểu

  • Lượng dịch đưa vào và lượng dịch ra, phải theo dõi nước tiểu 24 giờ, hứng nước tiểu khi đi đại tiện.

7. Theo dõi phù và vệ sinh:

  • Hàng ngày vệ sinh thân thể (rửa mặt, lau người…) hoặc bộ phận sinh dục cho ngưci bệnh (nếu người bệnh không tự làm được).

8. Cân người bệnh hàng ngày:

  • Khi người bệnh tiểu qúa nhiều và có tình trạng mất nước phải báo bác sĩ để điều chỉnh lại thuốc lợi tiểu. Tốt nhất là giữ cho người bệnh phù nhẹ hai mắt cá chân về chiều, nếu người bệnh có suy tim giai đoạn 3 hoặc 4 (không cho lợi tiểu quá mức).

9. Ăn uống

Phục vụ người bệnh theo từng giai đoạn suy tim.

  • Phải có chế độ ăn uống đúng tuỳ theo tình trạng người bệnh hiện tại mà hướng dẫn họ ăn nhạt vừa phải hay ăn nhạt nhiều, ăn đảm bảo đủ lượng calo/ngày, chia nhiều bữa, thức ăn phải mới, tránh ôi thiu, nóng, thức ăn dễ tiêu, vừa ý với sở thích của người bệnh để ăn được ngon miệng. Ăn tăng vitamin: hoa quả nhất là hoa quả có nhiều kali. Suy tim nặng phù nhiều chỉ được ăn 0,5g muối/24 giờ. Các trường họp khác dùng hạn chế 1-2g/ngày.
  • Nước uống: hạn chế nước uống (kể cả nước canh) và dịch đưa vào cơ thể phải cân nhắc:
    + Không quá 300 ml/24 giò nếu còn phù to toàn thân khi nằm.

    + Không quá 500ml/24 giờ nếu còn phù nhẹ 2 chi dưới, sau ngồi 3giờ + Không quá 1000ml/24 giờ nếu chỉ còn phù nhẹ 2 mắt cá chân, nên duy trì dấu hiệu này trong suốt quá trình điều trị.
    + Nhưng cũng tránh người bệnh mất nước, mất muối nhiều do dùng thuốc lợi tiểu.

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

  • Các dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở) trước và sau thở oxy, điện tâm đồ (nếu có).
  • Toàn trạng người bệnh: tinh thần, sắc mặt, phù….
  • Số lượng nước tiểu 24 giờ.
  • Các điểm cần lưu ý của bác sĩ, chăm sóc sau khi người bệnh làm các thủ thuật (chọc dịch màng tim, thông động mạch…)
  • Số lượng dịch đưa vào, cân nặng của người bệnh.
  • Ăn uống có ngon miệng không, ăn có đủ lượng calo/ngày?
  • Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

  • Giải thích tầm quan trọng của sự nghỉ ngơi, giảm lo lắng để người bệnh nhanh hồi phục, tránh gắng sức.
  • Hướng dẫn người bệnh và gia đình người bệnh thực hiện chế độ ăn uống theo đúng y lệnh.
  • Thay đổi tư thế, xoa bóp vận động.
  • Khi thấy người bệnh có biểu hiện bất thường một cách đột ngột (khó thở, hồi hộp, trống ngực, chóng mặt, choáng ngất, ngất….) thì báo cho y tá biết ngay.
  • Hướng dẫn cho người bệnh và gia đình biết triệu chứng của ngộ độc digoxin: buồn nôn, nhìn vàng, tiêu chảy…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *