Chăm sóc người bệnh trụy mạch (sốc)

I. Mục đích

  • Bảo đảm tình trạng huyết động của người bệnh được theo dõi liên tục qua các thông số như: mạch, huyết áp (M – HA), thể tích nước tiểu. Phát hiện và xử lí kịp thời các rối loạn gây nguy hiểm đến tính mạng ngưòi bệnh.
  • Bảo đảm thông khí cho người bệnh.
  • Duy trì cân bằng nước và điện giải – kiềm toan.
  • Bảo đảm nuôi dưỡng người bệnh đầy đủ đúng quy cách.
  • Chống tắc mạch.
  • Giúp người bệnh vệ sinh cá nhân, chống loét.
  • Chống nhiễm khuẩn

II. Chuẩn bị

1. Người bệnh:

  • Giải thích cho người bệnh.
  • Người bệnh hôn mê cần có người phụ giúp.
  • Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp.

2. Người thực hiện:

Bác sĩ, y tá- điều dưỡng đầy đủ trang phục y tế.

3. Nơi thực hiện:

Tại giường bệnh.

4. Dụng cụ:

  • Ống thở oxy – bình ẩm ôxy – bóng Ạmbu
  • Ống NKQ – canun MKQ các cỡ.
  • Đèn soi thanh quản.
  • Máy hút và ống thông hút đờm nhiều cỡ.
  • Máy thở
  • Máy khử rung tim và monitor
  • Õng thông tĩnh mạch trung tâm(TMTT) + cột đo áp lực tĩnh mạch trung tâm (ALTMTT).
  • Bơm tiêm điện hoặc máy truyền dịch.
  • Thuốc:
    + Hộp chống sốc phản vệ.
    + Hộp chống phù phổi cấp.

    + Một số thuốc khác: dopamin – dobutamin – heparin
    + Dung dịch cao phân tử (Ví dụ: Haessteril 6% – Ringer lactat
    + Các dung dịch đẳng trương.

III. Các bước tiến hành

1. Đảm bảo theo dõi tình trạng huyết động:

  • Sơ cứu chảy máu nếu có (thường cho người bệnh nằm đầu thấp).
  • Đặt ngay một đường truyền ngoại vi với dung dịch đẳng trương NaCl 9%0 khi chưa có Ống thông TMTT.
  • Tiến hành truyền dịch hoặc truyền máu theo y lệnh bác sĩ nếu nguyên nhân truy mạch là do giảm thể tích tuần hoàn.
  • Chuẩn bị bơm truyền dịch, máy truyền dịch, catheter TMTT và một số thuốc vận mạch (ví dụ: dopamin, dobutamin, noradrenalin, adrenalin…) sẵn sàng truyền dịch cho người bệnh nếu có chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu người bệnh truy mạch do sốc phản vệ thì dùng adrenalin theo chỉ định của bác sĩ.
  • HA tối đa < 90mmHg hoặc > 130mmHg phải báo bác sĩ để điều chỉnh các thuốc khác như: thuốc trợ tim, corticoid, dung dịch cao phân tử bicarbonat… luôn chuẩn bị sẵn sàng để dùng cho người bệnh nếu có chỉ định của bác sĩ.
  • Theo dõi tình trạng huyết động: mạch, huyết áp, ALTMTT 15 phút/lần. Nếu dùng thuốc vận mạch.

2. Bảo đảm thông khí cho người bệnh:

Đồng thời với việc cải thiện tình trạng huyết động của người bệnh cần:

  • Cho ngưòi bệnh thở oxy 4-61ít/phút.
  • Chuẩn bị phụ bác sĩ đặt ống nội khí quản, hút đờm, hô hấp nhân tạo, tuỳ theo từng trường hợp để có cách xử lí thích họp.

3. Duy trì cân bằng nưức và điện giải, kiềm toan:

  • Theo dõi lượng dịch vào và lượng nước tiểu để báo bác sĩ tính bilan nước-dịch.
  • Theo dõi các dấu hiệu thừa thể tích nước (ALTMTT > 15cmH20):
    + Phù kết mạc;
    + Phù toàn thân;
    + Phù phổi cấp.
  • Theo dõi các dấu hiệu thiếu nước (ALTMTT < 5mH20):
    + Da khô, nhăn nheo

    + Môi, miệng khô
    + Lưỡi khô
  • Theo dõi thể tích nước tiểu theo giờ < 50ml/giờ là thấp phải báo bác sĩ để xử lí kịp thời tránh suy thận chức năng.
  • Đảm bảo cân bằng kiềm toan.
  • Truyền dung dịch bicarbonat 1,4% hoặc 0,84% nếu có chỉ định của bác sĩ.

4. Đảm bảo nuôi dưỡng người bệnh đầy đủ

Chế độ ăn đảm bảo đủ calo, tuỳ thuộc nguyên nhân để có chế độ ăn thích Ιιςρ.

5. Giúp người bệnh vệ sinh cá nhân chống loét

  • Tránh cho người bệnh đại, tiểu tiện không tự chủ, đảm bảo người bệnh luôn được sạch sẽ, đủ ấm.
  • Cho người bệnh nằm đệm hơi hoặc đệm nước nếu có chỉ định.
  • Thay đổi tư thế lgiờ/lần. Nếu không có suy hô hấp, phù phổi cấp phải cho người bệnh nằm đầu dốc.

6. Dùng thuốc chống đông theo chỉ định của bác sĩ

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

  • Các dấu hiệu màu sắc da.
  • Mạch, huyết áp, nhiệt độ, nước tiểu.
  • Điện tim,
  • Nhịp thở tự nhiên.
  • SpO2
  • Kết quả xét nghiệm các khí trong máu.
  • Kết quả điện giải đồ máu.
  • Kịp thòi báo bác sĩ nếu xét nghiệm bất thường (ví dụ K+ máu tăng > 5mmol/l hoặc giảm < 3,5mmol/l).
  • Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

  • Giải thích cho người nhà người bệnh biết tình trạng bệnh của người bệnh, các tình huống xấu có thể xảy ra. Dặn dò, hướng dẫn họ những điều cần thiết (ví dụ: chấp hành nội quy khoa phồng, giữ vệ sinh chung, chế độ ăn, giúp cho công tác điều trị đạt kết quả khả quan nhất….).
  • Thường xuyên an ủi, động viên người bệnh để người bệnh an tâm điều trị (nếu người bệnh tỉnh).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *