Chăm sóc thai phụ sản giật

I. Mục đích

  • Phòng tránh được những tai biến cho mẹ và con

II. Chuẩn bị

1. Người thực hiện: nữ hộ sinh: áo choàng, mũ, khẩu trang

2. Người bệnh:

  • Thai phụ nằm tại giường bệnh có thành cao,
  • Nơi yên tĩnh: tránh tiếng động ồn ào, ánh sáng mạnh

3. Dụng cụ:

  • Hộp đựng dụng cụ để ngáng miệng cần sạch (que quấn vải hoặc canun), dây băng buộc chân tay khi cần.
  • Oxy (cần kiểm tra đồng hồ chỉ lưu lượng oxy qua bình làm ẩm)
  • Máy hút, Ống thông hút vô khuẩn cỡ số phù hợp, ống thông nước tiểu và túi đựng nước tiểu
  • Huyết áp kế
  • Ống nghe tim thai, máy Monitor
  • Thuốc cấp cứu: an thần, hạ huyết áp, chống phù, chống bội nhiễm
  • Bơm tiêm- dây ga rô.
  • Khay quả đậu

III. Các bước tiến hành

1. Trong cơn sản giật:

  • Ngáng miệng
  • Đặt thai phụ đầu nghiêng sang một bên, giường có thành cao tránh thai phụ ngã xuống đất
  • Buồng nằm yên tĩnh tránh mọi kích thích: ánh sáng, tiếng động, đặc biệt chú ý ủ ấm vào mùa đông
  • Nữ hộ sinh luôn luôn ở bên cạnh thai phụ để theo dõi sát và xử trí khi cần thiết Báo bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.
  • Thực hiện y lệnh của bác sĩ khẩn trương, chính xác .- Đặt Ống thông theo dõi nước tiểu
  • Thở oxy theo y lệnh.
  • Hút đờm dãi (nếu cần)
  • Theo dõi liên tục toàn trạng: theo chỉ định của bác sĩ:
    + Đo mạch, huyết áp: 15-20 phút/ lần
    + Theo dõi nước tiểu: màu sắc, số lượng
    + Tri giác
    + Số cơn giật
    + Các dấu hiệu hôn mê
  • Nếu truyền tĩnh mạch: đo mạch, huyết áp liên tục 10-15 phút/ lần để điều chỉnh liều lượng thuốc theo chỉ định
  • Theo dõi thai: nghe tim thai, tốt nhất theo dõi tim thai bằng máy Monitor
  • Nếu có gì bất thường báo ngay bác sĩ

2. Sau cơn sản giật:

  • Theo dõi toàn trạng theo chỉ định của bác sĩ:
    + Đo mạch, huyết áp
    + Số lượng và màu sắc nước tiểu
    + Mức độ phù
  • Thực hiện y lệnh: thuốc và chế độ chăm sóc và theo dõi

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

  • Tình trạng của người bệnh Diễn biến của bệnh
  • Ghi chép vào phiếu chăm sóc:
  • Các thông số của thai phụ và tim thai
  • Tình trạng diễn biến của bệnh
  • Các công việc thực hiện chăm sóc Chế độ dinh dưỡng

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

  • Hướng dẫn người bệnh và gia đình không tự ý tháo bỏ hoặc sờ mó vào các ống thông và dây truyền dịch v.v…
  • Giải thích tầm quan trọng vệ sinh cá nhân.
  • Hướng dẫn người bệnh vệ sinh răng, miệng, thân thể.
  • Hướng dẫn thay đổi tư thế 2 giờ/lần (người bệnh hôn mê)
  • Chế độ dinh dưỡng:
    + Ăn nhạt
    + Nếu chưa ăn được phải cho người bệnh ăn qua ống thông dạ dày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *