Nội dung bài viết
I. Mục đích
- Đảm bảo cho trẻ được chiếu đèn đúng phương pháp, đạt hiệu quả cao.
- Phát hiện các dấu hiệu vàng da nặng để xử lí kịp thời.
- Đảm bảo nuôi dưỡng, vệ sinh tốt cho trẻ.
II. Chuẩn bị
1. Chiếu đèn
- Đèn ánh sáng xanh chuyên dùng, đủ số lượng, công suất, bóng đèn còn thời gian sử dụng.
- Điều chỉnh cho khoảng cách từ đèn đến trẻ là 50 cm.
2. Lồng ấp
- Sạch sẽ, vô khuẩn, đảm bảo tiêu chuẩn chuyên môn
- Dùng băng nâu hoặc đen để che mắt trẻ trong khi chiếu đèn, tránh hại mắt cho trẻ.
III. Các bước tiến hành
- Bật lồng ấp, đặt các thông số thích hợp
- Chờ cho lồng ấp nóng đạt mức yêu cầu mới đặt bệnh nhi vào.
- Bệnh nhi:
+ Cởi trần, không quấn tã, chỉ quấn khố để tránh đái ỉa ra lồng ấp. Cố gắng bộc lộ được càng nhiều phần da để chiếu đèn càng tốt
+ Dùng gạc che kín 2 mắt của trẻ. - Bật đèn chiếu, kiểm tra và sửa lại cho cả dàn đèn đều sáng rõ.
- Thay đổi tư thế của bệnh nhi 2 giờ 1 lần để cho tất cả các phần da đều được đèn chiếu.
* Nuôi dưỡng:
- Trẻ chiếu đèn vẫn được bú sữa mẹ. Khi đưa trẻ ra ngoài lồng ấp để bú mẹ phải quấn ấm cho trẻ.
- Nếu trẻ không bú được phải cho trẻ ăn qua ống thông theo đúng y lệnh. Lượng sữa cần cho trẻ được tính như sau:
Trẻ đẻ non và thấp cân dưới 2.500g:
- Ngày thứ nhất sau đẻ : 25 – 30 ml/kg/24 giờ.
- Ngày thứ hai sau đẻ : 50 ml/kg/24 giờ.
- Ngày thứ ba sau đẻ : 80 ml/kg/24 giờ
- Ngày thứ tư sau đẻ ‘ : 100 ml/kg/24 giờ
- Ngày thứ năm sau đẻ : 120 ml/kg/24 giờ
- Ngày thứ sáu, bảy sau đẻ : 140 ml/kg/24 giờ
- Ngày thứ tám trở đi : 180 ml/kg/24 giờ
Trẻ đủ tháng:
- Ngày thứ nhất sau đẻ : 60 ml/kg/24 giờ
- Ngày thứ hai sau đẻ : 90 ml/kg/24 giờ.
- Ngày thứ ba sau đẻ : 110 ml/kg/24 giờ
- Ngày thứ tư sau đẻ : 140 ml/kg/24 giờ
- Ngày thứ năm – bảy sau đẻ : 150 ml/kg/24 giờ.
- Từ tuần thứ hai trở đi : Cho 180 đến 200 ml/kg/ngày
IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo
- Theo dõi nhiệt độ: ghi ngày hai lần. Đề phòng trẻ bị sốt do chiếu đèn hoặc nhiệt độ lồng ấp quá cao.
- Theo dõi trương lực cơ: nếu tăng là có nguy cơ vàng nhân não.
- Các dấu hiệu suy hô hấp: nhịp thở, tím tái, rút lõm lồng ngực.
- Ghi hàng ngày:
+ Mức độ vàng da tăng hay giảm.
+ Lượng ăn của trẻ, cân nặng
+ Màu sắc phân, nước tiểu
V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình
- Hướng dẫn bà mẹ duy trì nguồn sữa mẹ.
- Giải thích tình hình bệnh và các diễn biến có thể xảy ra.
* Hướng dẫn cách phòng bệnh vàng da:
- Cho bú mẹ càng sớm càng tốt ngay sau đẻ. Đặc biệt cần chú ý tận dụng sữa non vì có tác dụng nhuận tràng nhẹ làm cho trẻ ỉa phân su sớm để đào thải sớm chất gây vàng da ra ngoài.
- Hàng ngày bà mẹ phải bế con ra nơi có ánh sáng mặt trời để quan sát da của trẻ xem có bị vàng da không.
- Khi trẻ mới sinh bị vàng da và có 1 trong những dấu hiệu nguy hiểm sau cần đưa đến ngay cơ sở y tế:
+ Anh hoặc chị cháu bé bị vàng da nặng thời kì sơ sinh
+ Vàng da xuất hiện ngay trong 2 ngày đầu sau đẻ
+ Trẻ nôn hoặc li bì
+ Trẻ bú kém
+ Trẻ sốt
+ Trẻ ỉa phân bạc màu.