Chăm sóc trẻ sơ sinh nằm lồng ấp

I. Mục đích

  • Bảo đảm thân nhiệt cho trẻ.
  • Bảo đảm vô khuẩn trong chăm sóc trẻ.
  • Bảo đảm nuôi dưỡng đầy đủ cho trẻ
  • Phát hiện và xử trí kịp thời các diễn biến bất thường của trẻ

II. Chuẩn bị

1. Lồng ấp

  • Làm vệ sinh sạch sẽ, chiếu đèn tử ngoại để tiệt trùng trước khi dùng.
  • Kiểm tra xem hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, oxy có hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra xem hệ thống báo động có hoạt động không.

2. Dụng cụ

  • Tã lót, bơm cho ăn, ống thông, thìa, cốc, đều được tiệt trùng.
  • Nước ấm, xà phòng cho trẻ nhỏ, để tắm tại giường hàng ngày.
  • Dụng cụ cấp cứu: Mặt nạ, bóng bóp, nguồn oxy, máy hút, ống thông hút

III. Các bước tiến hành

Cắm điện cho lồng ấp, bật công tác, điều chỉnh các thông số của lồng ấp:

  • Nhiệt độ: Tùy theo cân nặng và tuổi của trẻ mà đặt nhiệt độ thích hợp:
Cân nặng Tuổi
1 ngày 4 ngày 8 ngày
<1500g 36°c 35°c 34°c
1501 – 2000g 35°c 34°c 34°c
2001 – 2500g 34°c 33°c . 33°c
>2500g 33°c 32°c 32°c
  • Độ ẩm: thường để độ ẩm 60%
  • Oxỵ: tuỳ theo y lệnh cho các trường hợp cụ thể
  • Đặt bệnh nhi vào lồng ấp:
    + Chò cho nhiệt kế trong lồng ấp chỉ đúng nhiệt độ theo yêu cầu
    + Đặt bệnh nhi vào lồng ấp, cỏi áo, không quấn tã, chỉ quấn khố để không đái ỉa ra lồng ấp.
  • Theo dõi mạch, nhịp thở, nhiệt độ, cân nặng
  • Hàng ngày tắm cho trẻ ở trong lồng ấp
  • Mọi động tác chăm sóc đều thực hiện ở trong lồng ấp, người chăm sóc chỉ cho tay vào trong lồng ấp qua cửa sổ của lồng ấp.
  • Trước khi tiến hành các động tác chăm sóc, thăm khám, điều trị, nhân viên y tế phải rửa và lau khô tay cẩn thận.
  • Cho trẻ ăn đầy đủ theo y lệnh.
  • Khi lồng ấp bẩn phải thay lồng ấp sạch cho bệnh nhi.
  • Nếu có tín hiệu báo động ở lổng ấp phải điều chỉnh ngay thông số có rối loạn.

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

  • Theo dõi các dấu hiệu sống như mạch, nhịp thở, 2 giờ một lần.
  • Cân bệnh nhi hàng ngày.
  • Ghi nhiệt độ bệnh nhi ngày 2 lần.
  • Ghi chép số lượng và tính chất phân, nước tiểu hàng ngày.
  • Ghi chép và xử lí ngay các dấu hiệu bất thường như: khó thở, tím tái, nôn, trướng bụng.

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

  • Giải thích tình hình bệnh và các diễn biến có thể xảy ra.
  • Hướng dẫn bà mẹ cách duy trì nguồn sữa (cách vắt sữa, cách cho con bú có hiệu quả khi trẻ bú được).
  • Hướng dẫn phòng bệnh: tuỳ theo từng bệnh cụ thể của từng bệnh nhi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *